| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội đêm vĩnh biệt

Chủ Nhật 13/10/2013 , 19:43 (GMT+7)

Điều gì thôi thúc hàng trăm nghìn đồng bào cùng hướng chung trái tim, kiên nhẫn xếp hàng cả ngày dài, chờ được một lần chắp tay vái trước linh cữu Đại tướng?

Họ, những thị dân Thủ đô quanh năm bon chen, quần quật với công việc kinh doanh, những em bé chỉ mới nghe từ chiến tranh qua trang sách, những học sinh sinh viên vùi đầu với sách vở... Điều gì thôi thúc hàng trăm nghìn đồng bào cùng hướng chung trái tim, kiên nhẫn xếp hàng cả ngày dài, chờ được một lần chắp tay vái trước linh cữu Đại tướng?


Biển người đêm vĩnh biệt Đại tướng trên đường Hàn Thuyên.

Đêm 12/10, đêm cuối cùng linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở lại với người dân Thủ đô. Dẫu biết rằng ngày mai, Đại tướng sẽ về quê hương đất tổ Quảng Bình như ý nguyện của Người. Nhưng sự nuối tiếc, cô đơn, nóng lòng, thấp thỏm cứ dâng trào, hiện rõ trên khuôn mặt của hàng nghìn người dân đang kiên nhẫn xếp hàng lặng lẽ chờ đến lượt vào viếng Đại tướng.

Gần 21h đêm (thời điểm kết thúc lễ viếng theo thông báo trước đó của Ban tổ chức lễ tang), nhưng dòng người vẫn ken kín từ các hướng đường Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Phan Chu Trinh... đổ về hướng phố Tăng Bạt Hổ - Lê Thánh Tông, nơi có Nhà tang lễ Quốc gia như không ngưng nghỉ. Không còn xếp hàng 2, hàng 3 nữa, dòng người đã chật kín con đường Hàn Thuyên, kéo dài hàng km ra tới phía đường Phan Chu Trinh.

Hòa vào dòng người ấy, tôi như quên hẳn mình là phóng viên đang tác nghiệp. Hai vợ chồng trẻ trạc 35 tuổi đứng cạnh tôi tay vẫn ôm bó hoa cúc vàng, chị vợ tên Nguyễn Thị Tuyết, quê xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) cho biết, vợ chồng chị kinh doanh cửa hàng hoa quả ở chợ Long Biên. Công việc kinh doanh rất bận nhưng hôm được tin Đại tướng mất, hai vợ chồng chị đã tạm gác công việc, kiên nhẫn chờ suốt cả ngày và đêm 9/10, tới tận 7h sáng hôm sau (10/10) thì đã được vào viếng một lần tại tư gia của Đại tướng (số 30 Hoàng Diệu). “Tôi không được biết chiến tranh, nhưng bố tôi là thương binh, đi bộ đội ở chiến trường Quảng Trị. Ông cụ kể rất nhiều về Đại tướng, về những cuộc chiến. Vì thế dù đã được viếng một lần, nhưng hôm nay, vợ chồng tôi muốn viếng Đại tướng một lần nữa để chào vĩnh biệt trước khi người về an nghỉ tại quê hương. Hai vợ chồng tôi xếp hàng từ phố Phan Chu Trinh từ lúc 5h chiều, nghe nói sắp hết giờ viếng nhưng chúng tôi cứ đợi bằng được thì mới về” - chị Tuyết mắt ngân ngấn hướng về dòng người phía trước.

20h50, những người dân cuối cùng may mắn kịp vào viếng Đại tướng. Mắt đỏ hoe, chị Phạm Thị Quyên (34 tuổi, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng) lặng lẽ dắt tay cậu con trai Nguyễn Bảo Anh (học sinh lớp 4A1, trường Tiểu học Tô Hiến Thành) vừa rời Nhà tang lễ Quốc gia. Chị Quyên làm đầu bếp cho một quán phở trên phố Hàng Bồ, cả tuần nay nghe tin Đại tướng mất nên đã quyết tâm nghỉ việc một ngày, tới xếp hàng từ 14h chiều nhưng mãi tới gần 21h đêm mới được vào viếng. “Cháu đọc sách và nghe cô giáo nói Đại tướng là người anh hùng cứu nước, giải phóng dân tộc nên cháu bảo mẹ cháu đưa đi viếng. Lớp con hôm nay cũng có nhiều bạn đi viếng nữa” - cháu Bảo Anh giải thích.

21h55, tôi quay lại phía đường Hàn Thuyên khi dòng người vẫn đổ về ngày càng đông. Từ phía đầu phố Tăng Bạt Hổ, có người chạy vội về phía đường Hàn Thuyên nói to: “Chín giờ chưa đóng cửa, cho viếng tới 12 giờ đêm bà con nhé!”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm