| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội lại... sốt gạch !

Thứ Năm 28/08/2008 , 08:00 (GMT+7)

Từ khi Hà Nội mở rộng, nhu cầu vật liệu xây dựng tăng đột biến, giá gạch trên thị trường đã “leo thang” trở lại…

Từ khi Hà Nội mở rộng, nhiều dự án trên địa bàn bắt đầu triển khai, nhu cầu vật liệu xây dựng tăng đột biến, giá gạch trên thị trường đã “leo thang” trở lại…

Vùng bãi ngoài đê sông Hồng thuộc xã Tiến Thịnh (Mê Linh, Hà Nội) có khoảng hơn 100 lò đốt gạch thủ công, được ví như một “trung tâm” sản xuất gạch lớn ở miền Bắc. Vừa qua nước lũ dâng cao, nhiều lò bị ngập không đốt được gạch, trong khi giá gạch tăng lên khiến nhiều chủ lò tiếc... nổ máu mắt. “Từ khi Mê Linh nhập về Hà Nội nhu cầu xây dựng nhiều hơn, gạch không có đủ bán.

Chỉ tiếc đợt sốt gạch lại đúng mùa nước nổi nên chúng tôi không thể sản xuất” - chị Tuyến, một chủ lò gạch ở đây nói. Được biết nước sông dâng cao đã làm 3 lò của chị Tuyến bị ngập, buộc phải dỡ 500.000 viên gạch non, chỉ bán được 700đ/viên. Anh Đang, chồng chị ngồi rít thuốc lào sòng sọc nói: “Mọi năm khi nước bắt đầu lên thì chúng tôi nghỉ làm. Song năm nay sốt gạch, cứ cố thuê người đốt nên mới bị ngập”. Sau khi nước rút, cả vùng bãi này sôi động như một “đại công trường”, hàng trăm người khẩn trương xếp lại lò chuẩn bị đốt mẻ gạch mới...

Trở lại vùng bãi gạch ngoài đê sông Đáy ở xã An Thượng (Hoài Đức), không khí cũng nhộn nhịp không kém ở Tiến Thịnh. Đợt rét đậm sau tết năm nay gạch lên cơn sốt, chúng tôi đến thăm “cơ sở” của vợ chồng ông Tuy. Khi đó ông chỉ đốt 3 lò, nay đã đầu tư xây thêm 2 lò mới. “Cao điểm đầu năm giá gạch tại lò 1.600đ/viên, sau đó giảm dần xuống 1.000đ. Gần đây mấy ông đại lý trên Hoà Lạc đánh xe xuống các lò “gom” gạch cho dự án, giá tăng lên 1.200đ/viên cũng không sản xuất kịp bán” - ông Tuy cho biết.

Bên cạnh đó là khu lò xây dựng khá hiện đại của Tú “gạch”. Tú cho hay, anh sở hữu 2 lò gạch tuynen công suất 30 vạn viên/lò, mỗi tháng 1 lò nung được một đợt gạch. Cả tháng qua gạch sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Thậm chí gạch chưa vào lò mấy tay đại lý đã gọi điện ơi ới để đặt hàng. Anh tỏ vẻ thật thà: “Trừ tất tật chi phí, trả công lao động mỗi tháng còn lãi từ 40 - 50 triệu đồng. Bây giờ đang vào mùa lại thiếu lao động, nếu thuê được người sẽ bỏ vốn đầu tư xây thêm lò. Tôi cũng dự định mở công ty để bán hàng trực tiếp cho các dự án”.

Tại trụ sở Cty CP Viglacera Hữu Hưng (thuộc TCty Viglacera), anh Nguyễn Trường Giang, phụ trách Phòng Tổ chức - Hành chính cho hay: Gần nửa tháng nay DN phải gồng mình sản xuất 24/24h để giao hàng kịp cho các dự án ở Quốc Oai, Thạch Thất…Theo anh Giang thì từ khi Hà Tây sáp nhập Hà Nội, các dự án bắt đầu rục rịch triển khai nên nhu cầu về VLXD, đặc biệt là gạch rất lớn. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm lượng gạch tuynen Cty xuất ra lò gần gấp ba năm ngoái. “Sản phẩm gạch của chúng tôi sản xuất trên dây chuyền tuynen hiện đại, chất lượng cao song giá cả cũng chỉ bằng gạch bãi (các lò SX ngoài bãi - PV), chủ yếu cung ứng cho các dự án mà ít bán cho dân xây nhà” - anh Giang nói.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm