| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội làm sao không 'ngủ quên' trên cây dược liệu?

Thứ Năm 29/11/2018 , 09:15 (GMT+7)

Khu vực miền núi các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn của TP Hà Nội được đánh giá là có nhiều tiềm năng và thế mạnh về cây dược liệu, là vùng tập trung rất nhiều loài cây dược liệu phân bố trong tự nhiên..

19-04-59_5904bbe5-bf8b-49d4-8990-8f16928deed2
Một buổi làm việc ở công viên dược liệu

Quay trở lại sử dụng các loại kháng sinh tự nhiên đang là xu thế tất yếu của thế giới. Tuy nhiên, nghịch lý của ngành đông y Việt Nam hiện nay là dược liệu đang sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh chủ yếu vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc, khó kiểm soát được chất lượng cũng như độ an toàn trong khi dược liệu trồng và thu hái trong nước số lượng lại không đáp ứng yêu cầu.

Khu vực miền núi các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn của TP Hà Nội được đánh giá là có nhiều tiềm năng và thế mạnh về cây dược liệu, là vùng tập trung rất nhiều loài cây dược liệu phân bố trong tự nhiên.

Trong khi trồng dược liệu quý cho thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa và các cây lương thực khác. Thủ đô đã từng triển khai một số dự án phục hồi và phát triển vùng dược liệu tại Ba Vì nhưng kết quả thực tế ngành kinh tế từ trồng, chế biến dược liệu vẫn phát triển rất chậm.

TS Lê Hưng Quốc, nguyên Cục trưởng Cục Nông nghiệp (Bộ NN- PTNT), Chủ tịch Hiệp hội Giống cây trồng Hà Nội khẳng định, đã nhiều năm qua, ngành dược liệu của Hà Nội phát triển tự phát, nhỏ lẻ, manh mún dẫn tới bỏ ngỏ tiềm năng lớn của khu vực rừng núi Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn…, nguyên nhân chính là thiếu vai trò dẫn dắt, đầu tầu của doanh nghiệp.

Chỉ khi có doanh nghiệp đứng ra tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, thu mua bao tiêu sản phẩm, tiếp đến là đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản, thì khi đó ngành dược liệu sẽ mang tới đa lợi ích, một mặt nâng cao sức khỏe cộng đồng từ gốc, giảm chi phí chữa bệnh, và hơn hết là mở hướng làm giàu cho hàng vạn nông dân đang loay hoay với việc “trồng- chặt” như hiện nay.

Trong bối cảnh đó, thì sự đầu tư hơn 20 tỉ của Công ty CP Ao Vua (Ba Vì) trong bảo tồn, nhân giống xây dựng thành công vườn dược liệu quy mô 20 ha với trên 360 loài là một hướng đi tiên phong.

19-04-59_c27fb599-235-4224-b409-32e06120de99
Ảnh: Đ.T.H

Trên nền tảng vườn dược liệu mẫu, đơn vị này sẽ phối kết hợp với các nhà khoa học, cơ quan quản lý…mở rộng vùng nguyên liệu, thu mua, sơ chế, chiết xuất tinh dầu phục vụ các công ty dược trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Cùng chung nhận định, ông Trịnh Văn Lẩu, Chủ tịch Hội đồng Dược điển Việt Nam tỏ ra rất tâm đắc với mô hình công viên thảo dược này: Đây không chỉ là điểm tham quan, học tập thực tế của sinh viên chuyên ngành y dược thoát khỏi nạn “học chay” mà còn là điểm để cộng đồng nâng cao nhận thức về sử dụng cũng như giá trị của dược liệu Việt Nam. Tôi thực sự ngỡ ngàng vì nhiều loài chỉ nhìn thấy trong sách đỏ cũng đã được công ty dày công, sưu tầm để trồng, chăm sóc phát triển tốt.

Ông Nguyễn Mạnh Thản, Tổng Giám đốc Công ty CP Ao Vua chia sẻ, trong thời kỳ chiến tranh, bao cấp khó khăn, điều kiện chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng chưa được đồng bộ và hiện đại như hiện nay. Tuy nhiên, với phong trào “mỗi gia đình có một vườn thuốc nam” tại nhà để trị các bệnh lý phổ thông như ho, sốt, đau răng, rụng tóc… và rất ít phải dùng tới thuốc tây.

Sau này do sử dụng thuốc tây dược dễ dàng và phổ biến, con người ta đã lạm dụng và hậu quả là tình trạng kháng kháng sinh diễn ra phổ biến. Mặt khác, thị trường thực phẩm chức năng thật giả lẫn lộn như hiện nay khiến nhiều người bỏ ra cả triệu đồng để mua những lọ thực phẩm chức năng được quảng cáo rầm rộ với cả trăm chức năng như đẹp da, trẻ hóa, hỗ trợ điều trị ung thư…nhưng kết quả sử dụng lại khó kiểm chứng.

Làm sao để nông dân Việt có thể làm giàu từ nghề trồng dược liệu? Làm sao để người Việt quay trở lại với các thảo dược thiên nhiên được trồng, chế biến và kiểm soát ngay trên đất nước mình? Đó là những nỗi trăn trở của ông Thản. 

Hi vọng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành cùng với các chính sách khuyến khích phát triển cây dược liệu của Chính phủ, của Hà Nội, dự án của Công ty Ao Vua sẽ trở thành một trong những dự án trọng điểm về dược liệu của khu vực phía Bắc.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm