| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội lên tiếng về ‘vỡ đê có kế hoạch’ gây bức xúc

Thứ Ba 17/10/2017 , 16:56 (GMT+7)

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội hôm nay giải trình về phát ngôn “vỡ đê có kế hoạch” gây dư luận trái chiều. 

Sự cố đê Bùi ở Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Mai Chiến. 
 
“Trong thuật ngữ chuyên ngành nông nghiệp không có cụm từ ‘vỡ có kế hoạch’. Sự cố vừa rồi ở đoạn đê bao hữu Bùi (đê Bùi 2), huyện Chương Mỹ có thể coi là vỡ đê, song thực chất là nước tràn bờ đê bao, gây xói mòn một đoạn đê và đã được hàn khẩu trong thời gian ngắn nhất có thể”, ông Trần Thanh Nhã, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, cho biết trong cuộc họp báo chiều 17/10.
 
Ông Nhã nói từ ngày 9 đến 13/10, lượng mưa bình quân trên toàn thành phố là 170 mm, cá biệt ở Mỹ Đức có điểm đo được mưa tới 480 mm, cộng thêm việc thủy điện Hòa Bình xả lũ khiến cùng lúc lượng nước thoát ra sông Hồng quá lớn.
 
“Đê Bùi 2 là đê đất, chỉ có tác dụng ngăn lũ rừng ngang. Trong thiết kế, nó được phép cho tràn khi lượng nước đổ về quá lớn, và đây cũng là vùng chậm lũ, được quy hoạch để giải cứu Hà Nội. Cả đoạn đê dài hơn 10 km nhưng đoạn bị vỡ chỉ 7m, trong bối cảnh mực nước cao hơn mặt đê khoảng 60 cm”, ông Nhã phân trần. 
 
Trả lời các câu hỏi xung quanh phát ngôn “vỡ có kế hoạch” của ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, ông Nhã khẳng định bản chất sự cố là “bục đê”.
 
Trả lời chất vấn việc vỡ đê “không lường trước được”, đại diện Sở NN&PTNT nói do “diễn biến phức tạp của hiện tượng thay đổi thời tiết” nên dự báo lượng mưa là rất khó. 
 
“Đây là đê đất, mặt trên đường rải bê tông để tiện cho người dân đi lại, thân đê chưa được gia cố nên không ai dám khẳng định chỗ nào sẽ bục. Vượt mức nước thiết kế là đê sẽ tràn, nước xoáy qua xoáy lại nên những chỗ đê yếu sẽ bục ra. Quan trọng là người dân đã được thông báo kịp thời và không có thiệt hại về người”, ông Nhã nói. 
 
Ông Nhã cho biết có khoảng 10.000 dân tại ba xã ở Chương Mỹ bị ảnh hưởng do sự cố đê Bùi 2. Về phản ánh của người dân cho rằng hệ thống bơm chưa hoạt động, ông Nhã lý giải đây là vùng phân lũ, nên chỉ có thể bơm ở một số điểm, không thể bơm thoát lũ cho cả vùng.
 
Đê Hữu Bùi dài 12 km đi qua nhiều xã của huyện Chương Mỹ, được chính quyền Hà Nội đầu tư 120 tỷ đồng. Đoạn đê gặp sự cố dài khoảng 3 km nối hai xã Hoàng Văn Thụ và Tân Tiến. Sự cố nước tràn đê hôm 12/10 là lần đầu tiên xảy ra trong 10 năm qua.
 
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 13/10, ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, cho biết: "Dân nhìn vào nói vỡ, chúng ta có thể nói là có vỡ, nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ nằm ở trong khu thoát lũ chứ không phải bất ngờ". Phát ngôn này của ông Thịnh gây nhiều dư luận trái chiều. 
 
 

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm