| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội nắng nóng, phụ huynh mướt mải quạt tay chờ con thi THPT 2019

Thứ Ba 25/06/2019 , 10:53 (GMT+7)

Sau ngày làm thủ tục mát mẻ, sáng 25/6, thời tiết tại Hà Nội nắng nóng trở lại, khiến nhiều phụ huynh phải dùng quạt tay để giải nhiệt trong lúc chờ con làm bài thi.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhiệt độ tại Hà Nội vào ngày 25/6 tăng trở lại, đỉnh điểm là 35 độ C. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, nhiệt độ cảm nhận trên đường phố có thể xấp xỉ 40 độ C. Đây là khó khăn không chỉ cho các phụ huynh mà còn với các thí sinh trong thời gian làm bài.

Dự báo thời tiết cho biết, nắng nóng sẽ tiếp tục gia tăng trong 2 ngày còn lại của kỳ thi THPT Quốc gia 2019, đặc biệt là ngày cuối 27/6, có thể lên đến 36-37 độ C.

Trước thời điểm kết thúc môn Ngữ Văn sáng 25/6, các phụ huynh bắt đầu xuất hiện trước các điểm thi. Ảnh: Tùng Đinh
Do tính chất không quá áp lực, các phụ huynh không đợi trước cổng điểm thi từ đầu đến cuối. Ảnh: Tùng Đinh
Khoảng 30 phút trước khi hết giờ, phụ huynh mới xuất hiện. Ảnh: Tùng Đinh
Tại điểm thi trường THPT Việt Đức (Hà Nội), thời tiết nắng nóng làm tăng không khí căng thẳng ngoài cổng trường. Ảnh: Tùng Đinh
Các phụ huynh phải dùng quạt tay để giải nhiệt trong khi đợi con. Ảnh: Tùng Đinh
Chiều 25/6, Toán sẽ là môn thi thứ 2 của kỳ thi THPT năm nay, thời gian làm bài 90 phút, bắt đầu từ 14h30. Ảnh: Tùng Đinh
Sáng nay, đề Ngữ văn được nhiều thí sinh đánh giá là 'dễ thở', không khó để kiếm điểm trung bình. Ảnh: Tùng Đinh
Đề thi Ngữ Văn năm nay rơi vào bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ảnh: Tùng Đinh
Trong khi đó, câu nghị luận xã hội đề cập sức mạnh ý chí con người. Ảnh: Tùng Đinh

Xem thêm
Hơn 2.100 ha cây trồng của Sơn La có khả năng xảy ra hạn hán

Hơn 2.100 ha cây trồng của Sơn La có khả năng xảy ra hạn hán. Dừa khô tăng hơn 30.000 đồng/12 quả. Việt Nam là thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc. Giá cà phê nội địa tăng 15.000 đồng/kg.

Duy trì vùng an toàn bệnh dại, khó mấy cũng phải làm

TP. HCM Bệnh dại đang có chiều hướng tăng cao, để thanh toán bệnh dại đến 2030, ngoài giải pháp tiêm vacxin, quản lý chặt đàn chó mèo, việc xây dựng vùng an toàn bệnh dại và duy tri là việc làm bắt buộc, khó mấy cũng phải làm.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Tan hoang sau dông lốc: 576 nhà ở tốc mái, hoa màu gãy đổ 165ha

Bắc Kạn 576 ngôi nhà bị hư hỏng, hơn 165ha hoa màu gãy, đổ sau trận dông lốc xảy ra tại tỉnh Bắc Kạn vào đêm 17/4, hiện chính quyền địa phương đã cùng người dân khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm