| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 12/04/2010 , 09:45 (GMT+7)

09:45 - 12/04/2010

Hà Nội nên lập "Sở Sông hồ"!

Có người dân bảo “Với 116 hồ và 4 con sông lớn (sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu) của nội thành, nay lại thêm 3 con sông lớn nữa của Hà Tây cũ (sông đáy, sông Nhuệ, sông Tích), Hà Nội cần phải thành lập thêm một Sở nữa, gọi là “Sở Sông hồ” thì hoạ may tình hình ô nhiễm hồ mới được cải thiện.

Nhiều ao, hồ tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng (Ảnh minh họa)

Toàn bộ 116 hồ của Hà Nội đều đã bị ô nhiễm. Nhiệm vụ mà UBNDTP đặt ra là phải “cứu hồ” rất nặng nề. Một vị Phó Chủ tịch UBNDTP đã nói với báo chí rằng thành phố không tiếc tiền, chỉ cần có công nghệ tốt, phù hợp là sẽ cho triển khai ứng dụng ngay.

Sau 6 tháng thử nghiệm 4 công nghệ, hai công nghệ đã được Hà Nội chọn để “cứu hồ” là “Xử lý giảm thiểu ô nhiễm nước mặt bằng công nghệ quản lý tổng hợp các thuỷ vực với sự tham gia của các cộng đồng” của Công ty CP Xanh & công nghệ, và "Phục hồi cảnh quan hồ bằng giải pháp tổ hợp sinh học kết hợp với phương pháp kết tủa” của Viện Hoá học.

Nghe nói thì sau khi thử nghiệm (CTCP Xanh và công nghệ thử nghiệm trên 3 hồ; Viện Hoá học thử nghiệm trên 1 hồ), nước hồ trong hơn, không còn mùi hôi, mật độ tảo giảm, kết quả quan trắc các chỉ số đã gần tiệm cận với tiêu chuẩn môi trường nước Việt Nam. Những kết quả đó thật đáng mừng, khiến nhiều người thở phào. Bởi lâu nay chất lượng nước các hồ vẫn được coi như chỉ số đánh giá tiêu chí môi trường Thủ đô. Làm cho những hồ nước trở lại trong lành như “ngày xưa” luôn là ước mơ của người dân đất kinh kỳ.

Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Sau khi cứu hồ rồi thì sao nữa? Toàn bộ hồ của Thủ đô ngày nay đều đã trở thành những vũng nước tù. Nhiều hồ còn bị bịt kín hẳn đường vào, trở thành của riêng một số hộ dân. Và hồ nào cũng biến thành nơi người dân trút xuống một cách vô tội vạ hai thứ là rác và nước thải sinh hoạt. Đó cũng chính là hai tác nhân gây ô nhiễm và bức tử các hồ. Không chặn được nước thải sinh hoạt và rác, thì nay cứu, mai hồ lại ô nhiễm, lại chết. Đó là điều ai cũng thấy.

Chặn hai nguồn gây ô nhiễm cho hồ đó bằng cách nào? Ông Phó Chủ tịch một quận có nhiều hồ nhất Hà Nội đã có “sáng kiến” mà ông cho rằng rất hay là “Phải nâng cao ý thức cộng đồng”. Lời quảng bá sáng kiến của ông khiến dư luận ngao ngán. Vì nó đã phát lên ở quá nhiều cuộc họp, in trong hàng đống báo cáo. Nhiều chiến dịch tuyên truyền “nâng cao” tốn kém đến tiền tỷ, và năm nào mà trong báo cáo của các địa phương chả có câu “ý thức cộng đồng đã được nâng cao hơn trước”. Nhưng thực tế thì khác xa giấy tờ, ý thức mỗi năm một nâng cao mà tai nạn giao thông mỗi năm một tăng, tội phạm mỗi năm một nhiều, học trò mỗi năm một thêm hỗn, sông hồ mỗi năm một thêm bẩn…

Chỉ hô hào, tuyên truyền suông mà không có chế tài kèm theo. Hô hào rồi lại “phóng sinh” các hồ cho xã, phường quản lý, thì hô hào cũng như không. Có người dân bảo “Với 116 hồ và 4 con sông lớn (sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu) của nội thành, nay lại thêm 3 con sông lớn nữa của Hà Tây cũ (sông đáy, sông Nhuệ, sông Tích), Hà Nội cần phải thành lập thêm một Sở nữa, gọi là “Sở Sông hồ” thì hoạ may tình hình mới được cải thiện. Sáng kiến này, xem ra còn đáng quan tâm hơn cái sáng kiến “nâng cao” trên của ông quan chức cấp quận.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm