| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội ngập nặng trong cơn mưa lớn nhất từ đầu năm

Thứ Ba 13/07/2010 , 13:56 (GMT+7)

Cơn mưa xối xả từ 7h đến 10h sáng 13/7 đã nhấn chìm hầu hết các tuyến phố thủ đô, ôtô chết máy ngổn ngang...

Cơn mưa xối xả từ 7h đến 10h sáng nay đã nhấn chìm hầu hết các tuyến phố thủ đô, ôtô chết máy ngổn ngang. Gần 2.000 cảnh sát, thanh tra giao thông, công nhân thoát nước đã được huy động trong trận mưa lớn nhất từ đầu năm.

Theo ghi nhận của PV, các tuyến phố Nguyễn Khuyến, Thái Hà, ngã 5 Bà Triệu… chìm dưới nửa mét nước. Trên nhiều tuyến phố khác như Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng… việc di chuyển của các phương tiện trở nên nguy hiểm khi hàng loạt miệng hố ga cùng với hạng mục chỉnh trang đường phố đang dở dang.

Trên khắp các tuyến phố nội thành, ôtô chết máy, nằm phơi mình la liệt dưới cơn mưa nặng hạt.

Mắc kẹt giữa cơn mưa khi đang trên đường đi làm từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở, anh Mạnh Hùng (nhân viên công ty thiết kế Hà AnHaHH) cho biết: “Thấy trời sắp mưa, tôi định cố vượt qua, không ngờ mưa to quá, phải dừng lại trú mưa”, anh Hùng nói.

Nước ngập đến ngang bụng người lúc 8h30 sáng nay trên phố Thái Thịnh

Ngày thường, anh Nam (Nguyên Hồng, Đống Đa) chỉ mất 10-15 phút để đi từ nhà đến cơ quan (tại phố Thái Thịnh) nhưng hôm nay anh phải mất đến hơn nửa giờ để “lội” trong nước.

Anh cho biết, trên phố Huỳnh Thúc Kháng, nước đã ngập đến gần bánh xe. "Biển nước" dài tới cả trăm mét khiến nhiều người đi xe máy phải lao lên vỉa hè để tránh bị ngập sâu nhưng lại gặp khó khăn khi muốn xuống đường vì sợ bị sập xuống miệng hố ga.

Trên phố Thái Hà, nhiều đoạn nước vẫn ngập quá bánh xe nhưng vẫn có thể di chuyển được. Tuy nhiên, thử thách thực sự với anh Nam là phố Thái Thịnh khi nước ngập gần đến yên xe trên suốt một đoạn dài.

Cố gắng lắm anh Nam vẫn có thể di chuyển được khoảng 100 mét trước khi xe bị chết máy ngay trước cửa tòa nhà Hà Thành Plaza. Đến cơ quan muộn gần một tiếng, người ướt sũng, anh than: “Đường thế này thì khác gì sông”.

Nhiều người không đến cơ quan kịp giờ làm vì xe bị chết máy

Trận mưa to sáng nay cũng khiến đường 72 từ Bưu điện Hà Đông, qua làng lụa Vạn Phúc tới xã Đại Mỗ ngập khá sâu. Đoạn đường xấu này có nhiều "ổ gà", "ổ voi" nên mỗi khi mưa to tạo thành những hố sâu bẫy người qua đường.

Đường Triều Khúc ngập hết gầm xe, đường tắc nhiều người quay lại tìm cách tránh.

Trên đường Nguyễn Trãi, đoạn từ đường Lương Thế Vinh tới gần PiCo Plaza cũng có khá nhiều chỗ ngập nước, các phương tiện giao thông bị ùn tắc. Dưới trời mưa xối xả, nhiều nhân viên bóng áo vàng của công ty thoát nước vẫn cần mẫn làm nhiệm vụ.

Nước ngập vào nhà dân

8h30, nhiều người dân hai mặt phố Thái Thịnh ra sức đưa các vật dụng ra để chắn ngăn nước tràn vào nhà. Tuy nhiên, việc làm của họ không chống đỡ được những "trận sóng" mỗi khi ôtô đi qua.

Một nữ nhân viên làm việc tại một phòng khám nha khoa trên con phố này cho hay, lường trước được trận mưa to, 5 nhân viên trong phòng đã chuẩn bị nhiều vật dụng ra để ngăn lại nhưng nước vẫn tràn lênh láng vào nhà. Còn trước cửa một trung tâm thương mại lớn trên phố này, hàng chục người cũng ra sức đưa các bao tải xếp ngay lối cửa xuống tầng hầm để chặn nước chảy xuống.

Tại nhiều tuyến phố như Thái Hà, Trần Duy Hưng... mưa to, đường ngập khiến nhiều phương tiện bị chết máy phải "nằm" lại giữa phố. Mỗi lần các xế hộp phóng qua "biển nước", nhiều xe máy bị sóng đánh ngã dúi dụi.

Một người đi xe máy ngã dúi dụi

Theo báo cáo nhanh của Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội, 9h sáng, mức nước đo được tại trạm Vân Hồ là 153mm, Hồ Tây 145mm, Bắc Thăng Long - Vân Trì 130mm, Thanh Liệt 115mm, Long Biên 80mm... Lượng mưa này đã khiến 23 điểm ở nội thành ngập sâu.

Từ 6h30, hơn 1.500 công nhân đã được điều động ra ứng trực tại các điểm úng ngập và phối hợp với thanh tra Sở Giao thông Vận tải, Xây dựng, và cảnh sát giao thông thực hiện phân luồng, vớt rác để khơi thông dòng chảy.

Toàn bộ 11 tổ máy tại trạm bơm Yên Sở đang được vận hành để hút nước ra khỏi nội thành. Tuy nhiên, do chưa hoàn thành nên công trình cống hóa mương Hào Nam, cầu vượt Thanh Trì trên kênh bao Yên Sở... đã ảnh hưởng đến việc thoát nước của thành phố.

Theo Đài dự báo khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng bắc bộ, nguyên nhân mưa lớn là rãnh thấp trục tây bắc đông nam đi qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió đông nam mạnh từ biển thổi vào gây mưa to ở khu vực Đông Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội. Đây là trận mưa lớn nhất từ đầu năm ở Hà Nội.

Dự báo, chiều nay và ngày mai tiếp tục còn mưa nhưng cường độ giảm.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm