| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội rà soát toàn bộ cây xanh

Thứ Ba 21/08/2012 , 09:08 (GMT+7)

Ba ngày sau sự cố gần 200 cây đổ do mưa bão, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng rà soát toàn bộ hệ thống cây xanh...

Ba ngày sau sự cố gần 200 cây đổ do mưa bão, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng rà soát toàn bộ hệ thống cây xanh để phân loại, xử lý cây có nguy cơ gẫy đổ. Cây mới trồng phải có rễ cọc, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng.

Ngày 20/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyến Thế Thảo chủ trì buổi làm việc với thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão thành phố và các Sở, ngành đơn vị liên quan để xem xét tình hình công tác phòng chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 5.

Sau khi nghe báo cáo, ông Thảo chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát toàn bộ hệ thống cây xanh, phân loại xử lý những cây có nguy cơ gãy đổ, cắt tỉa trồng mới thay thế. Tại những đường phố mới phải trồng những cây có rễ cọc, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và địa hình khu vực. Trồng đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng quy định đồng thời cũng phải chuẩn bị đủ trang thiết bị để khắc phục ngay khi có cây đổ.


Cây xà cừ bị giật đổ trong cơn dông chiều 17/8 khiến tài xế taxi thiệt mạng

Sở này cũng được yêu cầu đẩy mạnh thi công hạ ngầm đường dây điện, thông tin, đảm bảo an toàn mưa bão, an toàn thông tin và mỹ quan đô thị, các tuyến phố có nhiều cây xanh dễ có nguy cơ gẫy đổ cần ưu tiên làm trước.

Người đứng đầu thành phố còn chỉ đạo tổ chức lực lượng xử lý các điểm còn úng ngập, đồng thời rà soát, đề xuất phân vùng lưu vực thoát nước. Phía bắc thành phố có cự ly xa trạm bơm đầu mối Yên Sở cần bổ sung ngay phương tiện, thiết bị để xử lý nhanh tình trạng úng ngập; khoanh vùng các điểm úng ngập nặng trong nội thành, bố trí máy bơm cưỡng bức xử lý tại chỗ các điểm thường xuyên úng ngập.

Đối với Sở Nông nghiệp, ông Thảo yêu cầu tăng cường nâng cao năng lực các trạm bơm đảm bảo công suất bơm tiêu úng ngập trong mùa mưa bão. Tập trung chống úng phục vụ sản xuất, có các biện pháp cứu lúa, rau màu bị ngập úng, trồng mới bổ sung lúa, rau màu phục vụ nhân dân. Tiếp tục nạo vét, kiên cố hóa kênh mương, đê, kè, cống khu vực ngoại thành.

Liên quan sự cố sạt đường, tạo thành "hố tử thần" ở đường Lê Văn Lương kéo dài, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo yêu cầu các đơn vị tiếp tục kiểm tra, tích cực khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phương tiện lưu thông trong khu vực. Các cơ quan chuyên môn phải có quy định về quản lý công trình đang thi công, đặt nhiệm vụ phòng chống lụt bão lên hàng đầu, chủ động các biện pháp, phòng tránh, ứng phó, không để thụ động, bất ngờ.

Ảnh hưởng của bão Kai-tak, chiều 17/8, Hà Nội đã xảy ra cơn dông khiến hàng trăm cây xanh bị gãy đổ, trong đó có nhiều cây lớn. Một người chết do bị cây đổ đè trúng. Ngoài ra, hoàn lưu của vùng áp thấp sau bão cũng khiến Hà Nội (và nhiều tỉnh thành phía Bắc) hứng chịu đợt mưa lớn nhất từ đầu năm trong hai ngày sau đó. Tình trạng úng ngập nặng diễn ra ở nhiều nơi.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm