| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội sẽ thí điểm cơ giới hóa đồng bộ

Thứ Hai 06/12/2010 , 09:24 (GMT+7)

Cơ giới hóa trồng lúa (CGH) là nhu cầu cấp thiết với ngành nông nghiệp Thủ đô...

Ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Cơ giới hóa trồng lúa (CGH) là nhu cầu cấp thiết với ngành nông nghiệp Thủ đô. Tuy nhiên, còn quá nhiều thách thức để thực hiện, nhất là trong bối cảnh thửa ruộng chỉ bé như manh chiếu. Ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết về vấn đề này.

Thưa ông, tại sao vấn đề CGH sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội lại đặt ra vào lúc này?

Thực ra, vấn đề này đã đặt ra từ lâu và triển khai nhỏ lẻ tại nhiều vùng nhưng đây là thời điểm chín muồi để tiến hành CGH tập trung, nhất là trong bối cảnh Hà Nội xác định nông nghiệp theo hướng tiên tiến hiện đại tiến tới sản xuất hàng hóa và liên kết dịch vụ trong sản xuất lúa.

Theo thống kê, Hà Nội đã đưa CGH vào khâu làm đất cho trên 80% diện tích lúa, 60% diện tích các loại đất khác, 6.000 ha được gieo sạ bằng máy, đầu tư 20 máy gặt đập liên hợp…

Nhưng CGH trồng lúa bao gồm nhiều khâu như làm đất, gặt đập liên hợp, ngâm ủ giống… giàn gieo sạ chỉ là một phần trong đó?

Đúng vậy, đây là vấn đề  chúng tôi trăn trở từ lâu. Năm 2005 sau khi tham quan mô hình CGH trồng lúa ở các tỉnh ĐBSCL tôi đã tìm cách triển khai ở Hà Nội. Đến năm 2007, tôi là một trong những người đầu tiên ứng dụng thành công giàn gieo sạ ở miền Bắc. Đây là tiền đề để triển khai CGH đồng bộ trong sản xuất lúa ở Hà Nội. Song, từ đó đến nay kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn.

Một trong những nguyên nhân cản trở quá trình CGH chính là vấn đề đất đai. Với những ô ruộng bé như “bàn tay ếch” thì không một máy móc nào hoạt động được hiệu quả. Cách đây 4 năm tôi đã đưa 5 máy cắt lúa thẳng hàng vào thử nghiệm nhưng đành “bó tay” vì ruộng quá nhỏ, máy toàn “nhảy cóc” không thể làm được.

Như vậy, khó khăn vẫn là dồn điền đổi thửa, một vấn đề mà nhiều năm rồi chúng ta chưa làm được?

Dồn điền đổi thửa là khó khăn chung của cả khu vực miền Bắc, nhưng với Hà Nội thì khó khăn hơn nhiều vì quỹ đất luôn bị biến động bởi nhu cầu phát triển khu công nghiệp, khu đô thị. Điều này dẫn đến hệ lụy, người dân không muốn thực hiện dồn điền đổi thửa vì chờ…đền bù. Hiện ở Hà Nội, bình quân 31 khẩu/ha, tức là mỗi người chưa đến 300 m2 đất ruộng. Như vậy thì không một loại máy móc nào hoạt động hiệu quả.

Ông có giải pháp gì cho vấn đề này?

Bài toán đặt ra là làm thế nào để phá bỏ bờ thửa, giữ nguyên bờ vùng để máy móc vào hoạt động mà các hộ không ảnh hưởng gì? Có hai giải pháp. Thứ nhất, để dân tự đo đất ruộng của mình và ký kết, thỏa thuận với nhau. Thứ 2, điều kiện thâm canh, điều kiện kinh tế các hộ khác nhau nên năng suất lúa không đồng đều, vì vậy tuyệt đối không thuyết phục họ phá bờ thửa ngăn cách. Ranh giới có thể được phân định bằng các cọc tiêu trước khi phá bỏ các bờ thửa. Đây là một giải pháp mới nhưng rất khả thi.

Ngoài ra, cần làm tốt công tác vận động tuyên truyền để người dân hiểu và thấy rõ hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa.

Giải pháp này sẽ thành công đến đâu, thưa ông?

Nếu áp dụng hình thức này, sau khi đã có những thửa ruộng, cánh đồng đủ lớn để đưa máy móc vào thì cũng đồng thời phải tổ chức triển khai các khâu dịch vụ kỹ thuật. Các khâu dịch vụ bao gồm: làm đất, gieo sạ, tưới tiêu, vật tư (phân bón, giống, phòng trừ sâu bệnh) và thu hoạch. Những hoạt động này sẽ được thực hiện thông qua hình thức HTX cổ phần dịch vụ kỹ thuật. Như vậy, trên một thửa ruộng lớn với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu như nhau, được CGH đồng bộ cùng kỹ thuật chăm sóc tiên tiến, chắc chắn năng suất và hiệu quả kinh tế sẽ tăng hơn so với những thửa ruộng manh mún, canh tác thủ công, thiếu đầu tư chăm sóc.

Đặc biệt, mô hình HTX dịch vụ kiểu mới sẽ hoàn toàn khác, hoạt động dưới dạng công ích phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa phương. Mỗi xã viên tham gia sẽ phải đóng cổ phần theo quy định để gắn trách nhiệm của mình đối với sự thành bại của HTX. Dự kiến năm 2011, sẽ triển khai thí điểm mô hình CGH đồng bộ và liên kết, dịch vụ trong sản xuất lúa tại 5 điểm thuộc 5 huyện: Ba Vì, Sóc Sơn, Gia Lâm, Chương Mỹ, Mỹ Đức.

Nếu có sự đồng thuận của nông dân thì mô hình CGH đồng bộ và liên kết dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất lúa sẽ thành công. Góp phần giải được bài toán dồn điền đổi thửa mà nhiều năm qua Hà Nội còn trăn trở.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm