| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội tăng cường quản lý giết mổ gia súc, gia cầm (tiếp theo& hết)

Thứ Tư 25/09/2013 , 11:09 (GMT+7)

UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 trên địa bàn về quy hoạch hệ thống giết mổ GSGC đến 2020 đã được UBND thành phố ban hành.

>> Hà Nội tăng cường quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

3. Giải pháp thực hiện

3.1. Thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm

- UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 trên địa bàn về quy hoạch hệ thống giết mổ GSGC đến 2020 đã được UBND thành phố ban hành.

- Xây dựng lộ trình và phát triển cơ sở giết mổ GSGC tập trung, công nghiệp trên địa bàn quản lý, thực hiện theo Quy hoạch và Kế hoạch của UBND thành phố, mục tiêu đến năm 2016 giết mổ tập trung vươn lên chiếm lĩnh đa số nhu cầu giết mổ của Hà Nội vào năm 2016: Đáp ứng 50% nhu cầu thịt trâu bò, 70% thịt lợn và 60% thịt gia cầm.

- Làm điểm mô hình quản lý giết mổ tập trung tại huyện Đan Phượng từ quý III/2013 đến hết năm 2014. Mục tiêu có 80% sản phẩm giết mổ trên địa bàn được thực hiện ở cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường. Tiến hành tổng kết nhân rộng mô hình sau năm 2014.

3.2. Thông tin, tuyên truyền

- Cấp thành phố: Xây dựng các chuyên đề phù hợp về an toàn thực phẩm trong SX, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để định kỳ tuyên truyền trên truyền hình, báo chí, pano, tờ rơi… nhằm phổ biến pháp luật, các chế độ, chính sách, các qui định đối với người SXKD, định hướng người tiêu dùng.

- Cấp quận, huyện: Xây dựng các chuyên đề phù hợp về an toàn thực phẩm trong SX, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, báo chí, pano, tờ rơi… phổ biến đến người SXKD, người tiêu dùng.

- Qua hệ thống thông tin, truyền thông: Giới thiệu, biểu dương cơ sở SX, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật đảm bảo an toàn thực phẩm; công bố, phê bình các cơ sở SX, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm an toàn thực phẩm.

3.3. Công tác quản lý, chính sách thu hút đầu tư

- Trên cơ sở xã hội hóa đầu tư, ban hành các quyết định có tính đặc thù nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ theo quy hoạch; khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân đầu tư mở cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm an toàn.

- Ban hành các quyết định có tính đặc thù để hỗ trợ khôi phục hoạt động của các cơ sở giết mổ công nghiệp đã đi vào hoạt động trước năm 2013.

- Ban hành các quyết định khuyến khích xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đạt tiêu chuẩn theo quyết định 3410/QĐ-UBND ngày 30/7/2012 để áp dụng chính sách hỗ trợ theo quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 của UBND thành phố.

- Ban hành các quy định nhằm quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán GSGC trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sản phẩm động vật tiêu thụ trong nội thành, nội thị, tại các khu công nghiệp phải có nguồn gốc rõ ràng: Có giấy kiếm dịch với lô hàng, có dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt, có tem kiểm tra vệ sinh thú y với sản phẩm đã chia nhỏ, bao gói. Thí điểm quản lý đầu vào của các sản phẩm động vật trên địa bàn 1 quận; tổ chức rút kinh nghiệm và nhân rộng.

- Gắn quy hoạch các cơ sở giết mổ với quy hoạch nâng cấp, xây dựng khu bán thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật; hình thành hệ thống các cửa hàng kinh doanh sản phẩm động vật sạch trên địa bàn thành phố.

- Tuyên truyền vận động đưa các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào các khu giết mổ tập trung theo quy hoạch, tiến tới xóa bỏ và nghiêm cấm hoạt động giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ môi trường, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

- Các sở, ngành thành phố, UBND các huyện, thị xã trên cơ sở Quy hoạch hệ thống giết mổ GSGC và chế biến GSGC của thành phố xây dựng cơ chế thu hút các nguồn lực đầu tư của các tổ chức, cá nhân, phát triển cơ sở giết mổ GSGC trên địa bàn (Dự án VAHIP, LISAF, Cty C.P Việt Nam, Cty Bosa, Cty chế biến thực phẩm Đức…) và khuyến khích phát triển mô hình SX theo chuỗi giá trị sản phẩm từ SX, giết mổ, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm (Cty C.P Việt Nam).

3.4. Hỗ trợ các mô hình cơ sở giết mổ

- Năm 2013; Hỗ trợ trang thiết bị, vật tư, dụng cụ cho 2 mô hình giết mổ tập trung nhằm nâng cấp đạt tiêu chuẩn mô hình giết mổ bán công nghiệp theo quyết định 3410/QĐ-UBND ngày 30/7/2012 của UBND thành phố.

- Năm 2014-2016: Mỗi năm hỗ trợ trang thiết bị, vật tư, dụng cụ cho 1 mô hình giết mổ thí điểm (có lắp đặt thiết bị, dây chuyền giết mổ mới) đảm bảo an toàn thực phẩm.

3.5. Nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát

- Tăng cường sự phối hợp của lực lượng liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý hoạt động giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh trái quy định.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý hoạt động giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật như: thú y, y tế, quản lý thị trường…

- Đầu tư nguồn nhân lực, trang thiết bị và kinh phí cho công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

- Tổ chức phối hợp với chính quyền, các cơ quan chuyên môn có liên quan của các tỉnh, thành trong cả nước nhằm thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật đưa về Hà Nội cũng như từ Hà Nội đưa đến các tỉnh thành khác.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các sở, ban ngành của thành phố, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ nội dung đề án để triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1. Sở Nông nghiệp - PTNT

- Tham mưu cho UBND thành phố thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án quản lý giết mổ GSGC.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận huyện tham mưu, đề xuất UBND thành phố ban hành cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm gia súc trên địa bàn thành phố; quản lý hoạt động giết mổ, kinh doanh trên địa bàn; trình UBND thành phố xây dựng và điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách; giải quyết các vướng mắc đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện quyết định số 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012.

- Phân công rõ nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Sở thực hiện Đề án quản lý giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2013 - 2016.

Thẩm định đánh giá, xếp loại cơ sở giết mổ theo quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 30/7/2012 ban hành quy định tạm thời tiêu chí cơ sở giết mổ GSGC đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP, vệ sinh môi trường được áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 5/4/2012 của HĐND thành phố.

- Xây dựng các chuyên đề phù hợp về an toàn thực phẩm trong SX, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để định kỳ tuyên truyền trên truyền hình, báo chí, pano, tờ rơi…nhằm phổ biến pháp luật, các chế độ, chính sách, các quy định đối với người SXKD, định hướng người tiêu dùng.

- Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm quản lý giết mổ của các tỉnh, thành phố đã triển khai có hiệu quả.

2. UBND các quận, huyện, thị xã

- Thành lập Ban chỉ đạo quản lý giết mổ GSGC trên địa bàn quản lý.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quyết định số 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 về quy hoạch, xây dựng các cơ sở giết mổ GSGC trên địa bàn thành phố.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định và giám sát việc xây dựng các cơ sở giết mổ GSGC trên địa bàn.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ trên địa bàn quản lý.

- Xây dựng các chuyên đề phù hợp về an toàn thực phẩm trong SX, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, báo chí, pano, tờ rơi… phổ biến đến người SXKD, người tiêu dùng.

- Quản lý hoạt động giết mổ (đối với các huyện, thị xã), sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; Xây dựng phương án và tổ chức triển khai việc bố trí các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào các khu giết mổ tập trung theo quy hoạch.

3. Các sở, ban ngành của thành phố

Căn cứ nội dung đề án để tổ chức triển khai, phối hợp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giết mổ, kinh doanh và tiêu dùng

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND thành phố, UBND cấp huyện về hiệu quả đầu tư dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến.

- Tuân thủ các qui định của pháp luật, của chính quyền trong hoạt động kinh doanh, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật và tiêu dùng đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh thú y, đảm bảo vệ sinh môi trường. (Hết)

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.