| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội tích cực kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

Thứ Năm 11/01/2018 , 14:44 (GMT+7)

Năm 2017 mặc dù còn khó khăn về thời tiết khí hậu, diễn biến dịch bệnh phức tạp, nhất là phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ kéo theo hệ lụy giết mổ nhỏ lẻ, song được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành, việc quản lý giết mổ trên địa bàn Hà Nội đã có chuyển biến tích cực.

Thứ nhất: Sự vào cuộc của các cấp chính quyền thực hiện việc quy hoạch giết mổ và hình thành các khu giết mổ tập trung.

UBND TP Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các ngành liên quan, UBND các quận, huyện để rà soát bổ sung các điểm giết mổ để triển khai có hiệu quả. Đến nay TP ban hành Quyết định số 5003/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung Phụ lục 1 tại Quyết định số 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND TP về việc phê duyệt Quyết định quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020.

10-02-18_nh_ksgm
Cán bộ chuyên môn kiểm tra công tác kiểm soát giết mổ

Theo đó có 16 điểm giết mổ thuộc 7 huyện được bổ sung quy hoạch (gồm Mỹ Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng, Ứng Hòa, Mê Linh và TX Sơn Tây). Một số huyện tập trung triển khai các cơ sở giết mổ trong quy hoạch để giảm dần cơ sở giết mổ nhỏ lẻ (Chương Mỹ, Mê Linh, Đan Phượng, Thanh Oai...). Huyện Thanh Trì duy trì tốt cơ sở giết mổ tập trung tại xã Vạn Phúc, công suất giết mổ bình quan từ 1.700 - 2.000 con/ngày.

Thứ hai: Xu thế giết mổ tập trung được các cấp chính quyền quan tâm, người chăn nuôi, người kinh doanh, hoạt động giết mổ đồng thuận cao.

Năm 2017 cũng là năm các cấp chính quyền tập trung triển khai Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 06/5/2016 của UBND TP Hà Nội về việc quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn TP giai đoạn 2016 – 2020. Một số huyện tiếp tục rà soát quy hoạch để đề xuất TP bổ sung quy hoạch phù hợp với vùng, xã chăn nuôi trọng điểm. Tập trung triển khai quy hoạch đã được TP phê duyệt để đưa các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào tập trung giết mổ. Tuyên truyền, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giết mổ tập trung (Mê Linh, Chương Mỹ, Phúc Thọ...).

100% số hộ tham gia giết mổ đều khẳng định bản thân họ luôn mong các cấp chính quyền tạo điều kiện về đất đai cơ chế chính sách để được ra khu giết mổ tập trung để đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt đảm bảo sức khỏe cộng đồng cho chính bản thân họ và những người xung quanh.

Tuy nhiên các hộ cũng băn khoăn trăn trở nhiều việc họ chuyển đổi ra khu tập trung đang gặp quá nhiều khó khăn về thủ tục chuyển đổi đất đai, khó khăn về vốn xây dựng, vì ra đó đòi hỏi phải có điều kiện kinh tế để xây dựng lò mổ đảm bảo môi trường.

Thứ ba: Kết quả quản lý hoạt động giết mổ với những con số đáng ghi nhận so cùng kỳ 2016.

Duy trì kiểm tra, kiểm soát giết mổ tại các lò, điểm giết mổ với trâu, bò 68.348 con (so với cùng kỳ năm 2016 tăng 98,8%); lợn 1.341.587 con (tăng 24,4%); gia cầm 8.838.216 con (tăng 5,3%).

Trong năm 2017 công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ đã xử lý cảnh cáo 280 trường hợp; tiêu huỷ 259 trường hợp động vật và sản phẩm động vật gồm 308 con lợn; 2.481 con gia cầm lông, 871,6kg gia cầm lông; thịt bò 1.768,7kg; thịt lợn 2.819kg; thịt gia cầm 1344,8kg và 370 con gia cầm đã giết mổ; sản phẩm động vật khác dùng làm thực phẩm 4.062,8kg, sản phẩm động vật khác không làm thực phẩm 930kg.

Thứ tư: Hoạt động quản lý giết mổ gắn với an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Năm 2017, Chi cục Thú y đã tiến hành lấy 1.400 mẫu nước tiểu tại các cơ sở giết mổ động vật, kiểm tra bằng phương pháp test nhanh phát hiện chất cấm Salbutamol. Kết quả 1.400/1.400 mẫu nước tiểu âm tính với chất Salbutamol.

Triển khai lấy là 160 mẫu (thịt lợn, thịt gà) tại 36 cơ sở giết mổ động vật phân tích tồn dư chất cấm (Salbutamol, Clenbuterol), E.coli và Salmonela. Kết quả 160/160 mẫu âm tính Salbutamol, Clenbuterol, 2/80 mẫu nhiễm Salmonela, 80/80 mẫu phân tích E.coli nằm trong giới hạn cho phép.

Đã đánh giá phân loại 4 cơ sở giết mổ động vật cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Kiểm tra chất cấm, vi sinh vật: sử dụng xe chuyên dụng; lấy mẫu thịt, nước tiểu tại các chợ, cơ sở giết mổ và hộ chăn nuôi với tổng số mẫu đã lấy là 4.705 mẫu.

10-02-18_img_1903
Cán bộ chuyên môn kiểm tra công tác kiểm soát giết mổ

Thứ năm: Quản lý hoạt động giết mổ gia súc gia cầm gắn với xây dựng liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm.

Tại buổi đánh giá hoạt động liên kết chuỗi giữa Hà Nội với các tỉnh thành phía Bắc (ngày 24/12/2017), Bộ NN-PTNT và UBND TP Hà Nội ghi nhận việc liên kết chuỗi tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật đã có những chuyển biến tích cực từ hoạt động quản lý nhà nước đến nhận thức của người tiêu dùng.

Đã tạo được nhiều chuỗi liên kết từ chăn nuôi - giết mổ - đến chế biến tiêu thụ sản phẩm, ghi nhận nhiều cơ sở đã tham gia xây dựng chuỗi tiêu thụ tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Điển hình như HTX Chăn nuôi Hoàng Long, cơ sở chăn nuôi lợn sinh học Bảo Châu, cơ sở sản xuất gia cầm, trứng gia cầm Tiên Viên, cơ sở giết mổ Vinh Anh...

Thứ sáu: Những giải pháp hữu hiệu cho hoạt động quản lý giết mổ năm 2018 và những năm tới.

Mặc dù còn nhiều khó khăn song Hà Nội đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho năm 2018 và những năm tới, đó là tập trung tham mưu đề xuất Sở NN-PTNT tiếp tục triển khai Quyết định số 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND TP và các điểm đã được bổ sung quy hoạch theo Quyết định số 5003/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung Phụ lục 1 tại Quyết định số 5791/QĐ-UBND.

Đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động giết mổ. Tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan triển khai hỗ trợ về chi phí giết mổ theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND TP Hà Nội cho các cơ sở.

Kiểm tra các cơ sở giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, chưa được chính quyền địa phương cho phép, đề xuất chính quyền địa phương cho dừng hoạt động. Kiểm tra các cơ sở giết mổ với số lượng lớn, đề xuất chính quyền địa phương trong thời gian chờ quy hoạch cho phép cơ sở thực hiện việc giết mổ tạm thời...

(Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội)

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất