| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội triển khai công tác phòng chống lụt bão năm 2012

Thứ Tư 25/04/2012 , 10:33 (GMT+7)

Vừa qua, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống lụt bão năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012.

Hệ thống trạm bơm của Hà Nội
Vừa qua, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống lụt bão năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012.

Năm 2011, Ban Chỉ huy PCLB Thành phố đã chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu có thể xảy ra, chỉ đạo sát sao việc xây dựng các trạm bơm phục vụ tiêu úng trong trường hợp mưa lớn kéo dài; xử lý kịp thời sự cố về đê điều. Đáng chú ý tinh thần chuẩn bị sẵn sàng cho công tác này của cấp ủy, chính quyền cơ sở, của các ngành đã được nâng lên một bước.

Trước mùa mưa bão 2011, Ban Chỉ huy PCLB Thành phố đã chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ công tác PCLB, chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thành lập lực lượng Quản lý đê nhân dân, các Đội tuần tra canh gác đê, lực lượng xung kích tập trung và tổ chức tập huấn, huấn luyện cho các lực lượng.

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã hiệp đồng với các đơn vị đóng trên địa bàn TP chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện để sẵn sàng huy động. Tổ chức diễn tập về vận hành bộ máy chỉ huy và giả định các tình huống. Các sở, ngành của TP chuẩn bị đầy đủ một số vật tư tại chỗ của ngành như: Ô tô, phà, xe cứu thương, dự trữ lương thực, thực phẩm; dự phòng ngân sách cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với thiên tai. 

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCLB Thành phố còn tập trung hoàn thành đầu tư tu bổ đê điều và công trình thuỷ lợi, hoàn thành việc tu bổ hệ thống đê, kè và các công trình thuỷ lợi phục vụ công tác PCLB, đặc biệt là các vị trí trọng điểm, xung yếu, có sự cố sạt lở (kè Thanh Điềm, kè Bát Tràng, kè Xuân Canh, tu bổ đê tả, hữu Sông Hồng…). Đồng thời triển khai và duy trì các công trình dã chiến phục vụ công tác chống úng: trạm bơm dã chiến Yên Nghĩa với quy mô 14 máy 4000 m3/h; trạm bơm tưới La Khê với 6 máy (công suất mỗi máy 8000m3/h) tiêu nước ra sông Đáy. Xây dựng vận hành đập điều tiết Thanh Liệt để kết hợp tiêu nước giữa nội và ngoại thành qua sông Nhuệ. Hoàn thành việc nạo vét, khơi thông dòng chảy, tu sửa máy móc thiết bị các trạm bơm tiêu, hệ thống điều tiết, kênh dẫn, sẵn sàng vận hành khi xảy ra mưa lớn. Triển khai chặt hạ, cắt tỉa cây nặng tán, cây sâu mục có nguy cơ đổ gẫy trên các tuyến đường...

Cũng trong năm qua, trên địa bàn thành phố đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 2,5,6 và 1 trận lốc xoáy kèm theo mưa lớn gây ngập khu vực nội thành, Ban Chỉ huy PCLB Thành phố đã chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả, bảo vệ được gần 300ha mạ, kịp thời thoát nước không gây ngập úng dài và cục bộ, không gây thiệt hại về người và tài sản lớn...

Năm 2012, được nhận định vẫn còn những diễn biến bất thường của thời tiết, Ban Chỉ huy PCLB Thành phố đề ra các nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục khắc phục nhanh hậu quả và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ, bão, úng ngập gây ra để bảo đảm sản xuất và đời sống của nhân dân; tập trung kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều, hồ đập, công trình thủy lợi, công trình phòng chống lụt bão xong trước ngày 15/5/2012. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ công tác tu bổ đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão theo kế hoạch; đồng thời kiểm tra duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị các trạm bơm tiêu úng...; Xử lý các trường hợp vi phạm Luật Đê điều, Pháp lệnh PCLB, Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; Xây dựng phương án PCLB, úng ngập; phương án bố phòng hộ đê xong trước ngày 31/5/2012...

Tại hội nghị, các đại biểu cũng nêu một số khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong công tác PCLB những năm vừa qua, như: Thành phố cần cấp bổ sung các thiết bị, phương tiện cho PCLB ở cấp huyện để tham gia hỗ trợ ứng cứu, bảo vệ đê kè và tìm kiếm cứu nạn ở địa phương. Đối với Ban Chỉ huy PCLB Thành phố cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kịp thời thông báo những diễn biến thời tiết để các đơn vị cơ sở tập trung thực hiện có hiệu quả. Nên chủ động thông báo cho các địa phương để kịp thời huy động lực lượng chủ động khắc phục các tình huống xảy ra...

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo đã ghi nhận và biểu dương các đơn vị đạt được những thành tích trong công tác PCLB trong thời gian vừa qua. Ông Thảo nhấn mạnh, công tác PCLB không chỉ là nhiệm vụ thường xuyên mà là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Thành phố, do đó yêu cầu trong năm nay và các năm tiếp theo các cấp, các ngành, các quận, huyện cần phải thống nhất về nhận thức và hành động trong công tác này, trong đó đặc biệt chú trọng đảm bảo an toàn về tính mạng cho người dân. Ngoài ra, phải đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hệ thống tiêu thoát nước trong nội đô và ngoại thành, khi có mưa lớn phải tổ chức khắc phục nhanh nhất để giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người dân. Cần sớm hoàn thành các công trình thuỷ lợi, tiêu thoát nước trước mùa mưa bão, tiến hành nắn chỉnh dòng chảy các con sông và luôn chú trọng những đoạn đê xung yếu của địa phương, hạn chế sạt lở. Các quận, huyện cần rà soát lại tất cả phương án bằng phương pháp kỹ thuật sao cho phù hợp với từng địa phương cả ngoại thành và nội thành. 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm