| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội vận hành 'hệ thống khôi phục niềm tin' cho người tiêu dùng

Thứ Năm 03/05/2018 , 08:01 (GMT+7)

Xã hội đang rơi vào cuộc khủng hoảng niềm tin bởi việc sử dụng quá nhiều hóa chất, thuốc BVTV, chất cấm, chất kích thích trong nông nghiệp gây nguy cơ hủy hoại sức khỏe của người SX, môi trường xung quanh và người tiêu dùng. 

10-04-41_nh_1
Truy xuất nguồn gốc xuất xứ bằng điện thoại thông minh

Việc vận hành hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản chính là cách tìm lại niềm tin cho cả xã hội...
 

Những sáng chế của công nghệ số 4.0

Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (IDE) là một trong 14 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Năm 2014, đơn vị được giao nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng các giải pháp chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam, tạo ra một công cụ nhận diện dễ dàng sản phẩm. “Quy trình xác thực chống hàng giả”- một sáng chế hoàn toàn mới trong lĩnh vực công nghệ số 4.0 đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Đây là một nhịp cầu kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng nhằm tạo ra hệ sinh thái bao gồm nhiều chức năng.

Đối với doanh nghiệp nó vừa giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, PR Marketing đồng thời bảo vệ thương hiệu, điều tiết thị trường và biết được tuần hoàn lưu thông của hàng hóa trên thị trường.

Đối với người tiêu dùng, trước tình trạng thường xuyên bị vi phạm quyền lợi khi mua phải hàng giả, hàng nhái, nó giúp truy xuất được thông tin minh bạch về sản phẩm hàng hóa để lựa chọn.

Đối với nhà quản lí, giải pháp này sẽ cùng với doanh nghiệp, với người tiêu dùng kiểm soát lượng lưu thông hàng hóa để có thể đưa ra các phân tích đánh giá về cung cầu. Lịch sử check mã của khách hàng sẽ được lưu trữ trên hệ thống để biết được các sản phẩm nào được lựa chọn nhiều nhất. Từ đó, nhà quản lí sẽ đưa ra lời khuyên cho các nhà sản xuất nên điều chỉnh hướng sản xuất như thế nào để cho cung không vượt quá cầu.
 

Hứa hẹn từ những thí điểm

Tháng 1/2018, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch 02, trong đó giao cho Sở NN-PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Tài chính phối hợp với IDE cùng với UBND các quận huyện áp dụng giải pháp truy xuất trên địa bàn. Mục tiêu đến năm 2020 là 100% các chuỗi nông sản thực phẩm an toàn, các trung tâm thương mại, các siêu thị, các chợ đầu mối trên địa bàn đều áp dụng giải pháp truy xuất này.

10-04-41_nh_3
Bàn giao và hướng dẫn quản trị các tài khoản truy xuất nguồn gốc

Hệ thống của IDE có đến 2.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, đến thời điểm hiện tại hệ thống đã cung cấp cho 12 quận nội thành của Hà Nội và tất cả các huyện ngoại thành đều có các tài khoản trên đó.

Cụ thể như, IDE đã thí điểm với chính quyền huyện Đan Phượng bước đầu đưa 82 ha bưởi của xã Thượng Mỗ với thương hiệu Bưởi tôm vàng Đan Phượng và trang trại rau Cuối Quý vào hệ thống tập huấn, truy xuất. Kết quả ban đầu cho thấy, bưởi của địa phương khác không trà trộn được vào Đan Phượng, giá tăng được 10.000đ/1 quả còn rau Cuối Quý bán được từ 20 - 30 ngàn đồng 1kg.

Đặc biệt tại Đan Phượng, HTX Đan Hoài với thương hiệu hoa Flora Việt Nam đã ứng dụng toàn bộ “Quy trình xác thực chống giả” thiết lập một phần mềm quản trị doanh nghiệp và quản trị dòng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Nhờ đó, hoa lan hồ điệp của HTX được đưa vào hệ thống truy xuất bắt đầu từ lúc nhân phôi giống để minh bạch toàn bộ lịch sử chăm sóc và luồng di chuyển.

IDE đã thử nghiệm phần mềm bán hàng Check Shopman liên kết với đầu đọc mã vạch Qrcode trên hệ thống 489 Hoàng Quốc Việt và hệ thống của HTX Đan Hoài – Flora Việt Nam cho kết quả khá tốt. Hệ thống Fivimart và Big Green cũng được sử dụng phần mềm này trong bán hàng. Nhờ phần mềm bán hàng này, IDE đã tạo lập một hạ tầng kỹ thuật khép kín cho doanh nghiệp tham gia từ minh bạch thông tin truy xuất đến kiểm kê, thống kê bán hàng và quản trị dòng hàng lưu thông trên thị trường. Khi đầu đọc siêu thị đọc sản phẩm tính tiền, thông tin lưu giữ trên hệ thống sẽ hiển thị cho nhà sản xuất biết một sản phẩm của nhà sản xuất vừa được bán cho khách hàng tại đâu? khi nào trên dòng thời gian…?

Theo bà Phạm Thị Lý- Giám đốc IDE, tới đây, sau khi giúp cho Đông Anh và Đan Phượng hoàn thành áp dụng quản lí cấp huyện về truy xuất nguồn gốc hàng hóa thì thành phố sẽ nghiệm thu đề tài và triển khai trên diện rộng.

Tất cả các quận, huyện sẽ được đồng loạt tham gia các chương trình tập huấn đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuyển giao công nghệ và đào tạo sử dụng các tài khoản một cách hiệu quả.

Mỗi sở, huyện sẽ được cấp một tài khoản hệ thống để quản lý và vận hành. Doanh nghiệp tự tạo ra các tài khoản có mã tem, các sở, huyện sẽ quản lí được các mã tem đó, đồng thời tất cả các bên đều có thể giám sát được.

 

Xem thêm
Ngành điều hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2024 chỉ trong 10 tháng

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên kỷ lục mới trong tháng cuối năm 2024.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dừa hữu cơ Cocohihi - Tinh hoa xứ dừa Bến Tre vươn xa thế giới

Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa mà còn là nơi khởi nguồn của những sản phẩm hữu cơ, như dừa tươi Cocohihi, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.