| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Xây dựng vùng nuôi thủy sản sạch

Thứ Tư 11/08/2010 , 12:00 (GMT+7)

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay của thành phố Hà Nội khoảng 17.400ha. Mặc dù tiềm năng NTTS của TP rất lớn nhưng năng suất bình quân mới đạt 4-5 tấn/ha.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay của thành phố Hà Nội khoảng 17.400ha. Mặc dù tiềm năng NTTS của TP rất lớn nhưng năng suất bình quân mới đạt 4-5 tấn/ha.

Qua khảo sát thực tiễn tại xã Đông Mỹ - Thanh Trì - vùng chuyển đổi nổi tiếng của Hà Nội đã được đầu tư hạ tầng về giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện... cộng với nông dân có kinh nghiệm nuôi lâu năm nhưng đến nay năng suất bình quân tại đây mới đạt 7 tấn/ha. Nguyên nhân chủ yếu do kỹ thuật nuôi của nông dân còn hạn chế, nuôi theo kinh nghiệm, chưa xác định được đối tượng nuôi phù hợp, mật độ thả quá dày, chất lượng con giống không đảm bảo, chăm sóc kém và đặc biệt khâu quản lý môi trường nuôi chưa được quan tâm, nước ao thường xuyên bị ô nhiễm nặng nề. Ba năm gần đây, do nước kém, vùng này bị dịch bệnh kéo dài, nhất là ở trên cá rô phi. Qua phản ánh của nhiều chủ hộ, cá thường chết tập trung vào giai đoạn mùa nóng, từ tháng 4-8 với những biểu hiện khá điển hình, mắt lồi, bơi lung tung, đâm đầu vào bờ...

TS Nguyễn Văn Năm - Giám đốc Cty Công nghệ Hoá sinh Việt Nam lý giải những hiện tượng đó bắt nguồn từ nguyên nhân dư lượng thức ăn, xác động vật phù du, chất thải của cá, dư lượng hoá chất… quá nhiều gây ô nhiễm môi trường ao. Muốn khắc phục phải có giải pháp tổng hợp như hạn chế sử dụng chất kháng sinh và hoá chất diệt khuẩn. Bổ sung thường xuyên các vi sinh vật hữu hiệu vào ao nuôi để đẩy mạnh quá trình phân huỷ kép. Bổ sung thường xuyên các vi sinh vật có tính đối kháng với vi sinh vật gây bệnh. Bổ sung chế phẩm vào thức ăn để tăng cường hệ miễn dịch cho cá. Tăng cường sục khí để các vi sinh vật có lợi phát triển…

Tất cả những yếu tố như ô nhiễm môi trường, đầu ra bấp bênh… để giải quyết được cần xây dựng một vùng nuôi thuỷ sản tập trung, liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng qui trình kỹ thuật tiên tiến, đưa công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm an toàn và không gây ô nhiễm môi trường. Đó cũng là những mục tiêu chính của dự án xây dựng vùng nuôi thuỷ sản tập trung, theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững mà Trung tâm Khuyến nông Hà Nội khởi xướng tại Đông Mỹ mới đây. Các bước mà Khuyến nông Hà Nội tiến hành như sau: Ký hợp đồng với Viện Nghiên cứu NTTS I kiểm tra các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá môi trường nuôi tại các hộ tham gia mô hình (trước và trong quá trình nuôi). Ký hợp đồng với Chi cục Thuỷ sản Hà Nội tham gia giám sát để cảnh báo dịch bệnh và kiểm định chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Phối hợp với Cty Công nghệ Hoá sinh VN hướng dẫn và cung ứng chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi.

Sau đó là hàng loạt những công đoạn lần lượt được thực hiện như tổ chức tập huấn cho nông dân kỹ thuật nuôi cá theo quy trình nuôi an toàn, kỹ thuật chuyên sâu, nâng cao kỹ năng thực hành, nắm vững từng chu kỳ sản xuất. Kết hợp với các phương pháp kiểm tra nhanh yếu tố môi trường, biện pháp xử lý môi trường, bệnh dịch. Tổ chức ương nuôi cá giống tại chỗ để hạn chế dịch bệnh, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành về giống. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức thả giống rải vụ để tránh áp lực mùa vụ gây dồn ứ sản phẩm. Áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tiên tiến của Trung tâm KNKN Quốc gia: mật độ thả 3 con/m2; hệ số thức ăn 1,5; năng suất 12 - 15 tấn/ha. Chọn các nhà cung ứng vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng: về con giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản... Bên cạnh đó Trung tâm Khuyến nông Hà Nội còn đứng ra tín chấp với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho nông dân được mua vật tư đúng giá, đảm bảo chất lượng và có thể chậm trả một phần.

Dự án có diện tích 100ha với 105 hộ tham gia. Trong quá trình thực hiện, cán bộ chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội và các đơn vị phối hợp thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ làm đúng quy trình kỹ thuật đồng thời cho ghi chép nhật ký sản xuất đầy đủ để có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi có yêu cầu. Hiện tại cá phát triển, sinh trưởng tốt, môi trường đảm bảo, dự kiến sang tháng 10 năm nay bắt đầu cho thu hoạch. Anh Nguyễn Duy Hưởng, người tham gia mô hình với 3 ha, trong đó nuôi chủ yếu là rô phi và tôm kể lại vài năm gần đây, có lúc anh mất đến 40% thủy sản bởi những hiện tượng dịch bệnh do môi trường ao nuôi tù túng, ô nhiễm. Từ hồi áp dụng các biện pháp xử lý môi trường thiệt hại đã giảm xuống còn cỡ 50% so trước… Tuy mới chỉ là một mô hình mới, vẫn cần hoàn thiện những thao tác kỹ thuật hơn nữa nhưng nếu thành công, nó không chỉ làm tiền đề cho các vùng chuyển đổi của thành phố áp dụng mà còn là kinh nghiệm hay có thể được bà con nông dân cả nước học tập theo.

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm