| Hotline: 0983.970.780

Hà thủ ô trắng bổ máu, gan thận

Thứ Ba 12/03/2013 , 14:21 (GMT+7)

Củ hà thủ ô trắng vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ máu, bổ gan thận, thanh nhiệt, giải độc, chữa sốt nóng, sốt rét, cảm sốt ra nhiều mồ hôi.

Hà thủ ô trắng còn có tên là Mã liên an, dây mốc, củ vú bò, dây sừng bò, dây sữa bò, tên khoa học Streptocaulon juventus (Lour) Merr, họ thiên lý Asclepiadaceae.

Là loại dây leo nhỏ, tự quấn, thân màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn.

Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa. Bộ phận dùng: Củ (rễ mẫm lên thành củ), dây lá tươi. Củ thường khai thác vào mùa thu, rửa sạch, cắt lát thành phiến dày 5,0 – 1cm, phơi sấy khô, bảo quản chống mốc hoặc có thể ngâm vào nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.


Vị thuốc từ hà thủ ô trắng

Theo Đông y, củ hà thủ ô trắng vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ máu, bổ gan thận, thanh nhiệt, giải độc, chữa sốt nóng, sốt rét, cảm sốt ra nhiều mồ hôi. Bị sưng đau, phụ nữ ít sữa, liều dùng 12 –20g/ ngày dưới dạng thuốc sắc, cao thuốc, rượu thuốc, thuốc hoàn. Chế với đậu đen tác dụng như hà thủ ô đỏ.

Các thầy thuốc thường dùng củ hà thủ ô trắng để chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Dây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa.

Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày. Lá và rễ hà thủ ô trắng tươi chữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn, cho nạn nhân nhai rễ, lá hà thủ ô trắng tươi nuốt nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn khi đã hút máu và nọc độc nơi vết thương.

Kiêng kỵ: Không dùng hà thủ ô trắng (toàn cây) cho người tạng lạnh, người bệnh thuộc hư chứng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm