| Hotline: 0983.970.780

Hạ thủy 'tàu 67' vỏ thép đầu tiên tại Đà Nẵng

Thứ Năm 10/03/2016 , 19:37 (GMT+7)

Tàu cá vỏ thép mang số hiệu ĐNa 90777 TS có chiều dài 31m, chiều ngang 7,5m, mớn nước cao 4m, công suất 822CV, tốc độ hoạt động liên tục 10 hải lý/h. 

Sáng 10/3, tàu cá vỏ thép đầu tiên của thành phố Đà Nẵng đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ chính thức hạ thủy. Tàu do ngư dân Trần Văn Mười ở phường Mân Thái, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) làm chủ, với tổng mức đầu tư hơn 18 tỷ đồng.

Tàu cá vỏ thép mang số hiệu ĐNa 90777 TS có chiều dài 31m, chiều ngang 7,5m, mớn nước cao 4m, công suất 822CV, tốc độ hoạt động liên tục 10 hải lý/h. Dầu trữ nhiên liệu dự trữ đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục trong 30 ngày.

Tàu có thể cho phép 20 ngư dân tham gia hoạt động đánh bắt tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa. Tàu có trọng lượng 100 tấn, khoang cá có dung tích hơn 220m3, khoang chứa nước ngọt 27,4 m3 và hệ thống làm lạnh bằng công nghệ tiên tiến (cách nhiệt PU), đảm bảo bảo quản tốt hải sản sau khi đánh bắt.

Tàu khai thác nghề lưới chụp, hai bên mạn có bố trí khung giàn đèn cao áp hiện đại gồm 200 bóng chiếu sáng cao quá nóc lầu lái để không ảnh hưởng đến tầm nhìn của tàu làm nhiệm vụ tập trung mực, thuận tiện cho việc thả lưới chụp mực.

14-33-40_nnvn-2
Tàu lấy biểu tượng trống đồng ngay mũi tàu với thông điệp vươn khơi cùng Tổ quốc

Ngoài ra, trên tàu còn được bố trí 1 bè cứu sinh và 2 phao tròn mỗi bên mạn tàu. Tàu lấy biểu tượng trống đồng ngay mũi tàu với thông điệp “vươn khơi cùng Tổ quốc”.

Ngư dân Trần Văn Mười là một trong những ngư dân tiên phong đăng ký đóng tàu vỏ thép tại Đà Nẵng. Để đóng con tàu này, anh đã bỏ ra 1 tỷ đồng, còn lại ngân hàng BIDV cho vay 17,3 tỉ đồng.

Anh Mười chia sẻ: “Con tàu có tên gọi là An Nam với mong ước bờ biển của Việt Nam được an bình và ngư dân an tâm khai thác, đánh bắt hải sản. Với thiết kế hiện đại, vững chắc, chúng tôi an tâm đi biển dài ngày, tăng hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo”.

14-33-40_nnvn-3
Lãnh đạo thành phố trao tặng thiết bị cứu hộ, cứu nạn cho chủ tàu Trần Văn Mười

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm