| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh- Lửng lơ tai họa

Thứ Sáu 08/04/2011 , 10:21 (GMT+7)

Điều dễ nhận thấy, dù đã từng xảy ra nhiều thảm nạn, nhưng việc thực hiện đảm bảo an toàn lao động ở các mỏ đá Hà Tĩnh vẫn chưa được cải thiện.

Hà Tĩnh, một trong những địa phương có nhiều mỏ đá đang khai thác. Điều dễ nhận thấy, dù đã từng xảy ra nhiều thảm nạn, nhưng việc thực hiện đảm bảo an toàn lao động ở các mỏ đá vẫn chưa được cải thiện.

>> Những ẩn họa mang tên ''Lèn Cờ''
>> Bồng Miêu sa khoáng hại người

Về lại mỏ đá Rú Mốc (xã Thạch Bàn, Thạch Hà), nơi cách đây hơn 3 năm đã từng xảy ra vụ sập mỏ đá kinh hoàng, làm 7 người chết và 1 người bị thương, chúng tôi vẫn còn nguyên cảm giác ớn lạnh về những đau thương, chết chóc. Sau 2 năm đóng cửa cấm khai thác, nay mỏ đá đã được chính quyền cấp phép trở lại cho một Cty vào tiếp tục khai thác. Sau loạt mìn phá đá làm rung chuyển đất trời, phải mất mấy phút chờ đợi cho đám bụi đá và khói thuốc mìn bay ra phía biển chúng tôi mới tiếp cận được những phu đá.

Chị Nguyễn Thị Hải, công dân xóm 7, xã Thạch Bàn tháo vội đôi găng tay, cởi chiếc khẩu trang rồi kể, giọng ho sù sụ có lẽ do bụi đá: “Tôi vẫn còn nhớ như in, lúc đó khoảng 4 giờ chiều ngày 27/12/2007, khi tôi cùng với hơn 10 người cả nam lẫn nữ đang bốc đá nơi giao nhau giữa 2 ràm (2 phần), ràm ông Nguyễn Trọng Nam và ràm của ông Đào Xuân Sơn thì nghe loạn xạ những tiếng kêu thất thanh: đá sập, đá sập… Mọi người ngơ ngác chưa định hướng được nơi đá sập, theo quán tính chen lấn nhau chạy ra cửa hầm nhưng tất cả đã quá muộn. Hàng trăm tảng đá bất ngờ ụp xuống vùi lấp nhiều người. Tôi may mắn thoát chết nhờ bốc đá ngoài mép ràm nhưng những người hàng xóm của tôi đều bị chôn vùi dưới núi đá”.

 Bảy người dân 4 thôn 5, 6, 7, 8 phải bỏ mạng lại nơi Rú Mốc, cả làng quê chìm trong tang tóc. "Vì nhà nghèo, không có việc gì khác nên chúng tôi đành phải đi bốc đá suốt đời thôi. Nhiều gia đình còn cha truyền con nối theo cái nghề nặng nhọc nguy hiểm này, thấy nhiều người chết như đợt rồi cũng sợ nhưng không làm thì lấy gì ăn" - chị Hải nói.

Ngoài vụ sập mỏ đá thương tâm ở Rú Mốc, ở Hà Tĩnh cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn mỏ đá thương tâm khác. Trong năm 2010, ngay địa bàn thị xã Hồng Lĩnh cũng đã xảy ra 2 vụ tai nạn làm 3 người chết, nhiều người bị thương, như trường hợp chị Phan Thị Nguyệt ở phường Nam Hồng, trong lúc bốc đá lên xe bất ngờ một tảng đá lớn từ trên núi đổ ập xuống khiến chị Nguyệt chết thảm. Phần lớn những vụ tai nạn kể trên đều xảy ra ở các HTX khai thác đá do tư nhân đứng ra làm chủ.

“Những chủ khai thác đá ở khu vực thị xã này chỉ biết đến lợi ích của họ, còn tính mạng của các công nhân và người dân sống xung quanh khu vực mỏ như chúng tôi thì chẳng ai thèm đếm xỉa đến. Bởi khi nổ mìn họ cứ để nổ tứ tung, không tuân thủ giờ giấc, không cảnh báo cho dân biết để mà tránh, nhiều lúc đang nằm ngủ mà đá cứ rơi đôm đốp trên mái nhà, ngoài sân, chúng tôi thực sự bức xúc đến mức phát điên trước việc xem thường tính mạng người dân của những ông chủ khai thác đá ở đây” - một người dân sống gần mỏ đá ở Hồng Lĩnh cho biết.

Được biết, trong lần kiểm tra mới đây, cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã lôi ra hàng loạt những đơn vị khai thác đá không nộp bảo hiểm hoặc nộp không đầy đủ cho người lao động. Điển hình như HTX Tân Hồng có 90 lao động nhưng chỉ nộp bảo hiểm được 25 người; HTX Minh Tân nộp được 32/105 lao động; Cty CP SXVLXD Thuận Lộc chỉ 6/20 lao động. Thậm chí HTX Hồng Minh, tại thời điểm đoàn kiểm tra có 16 lao động nhưng không một ai được đóng bảo hiểm!

Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ Sở TN-MT cũng cho biết thêm: Kết quả kiểm tra cuối năm 2010 tại thị xã Hồng Lĩnh, chỉ có chưa đầy 1/2 các đơn vị khai thác đá thực hiện khai thác đúng yêu cầu; số còn lại vẫn còn nhiều vi phạm, trong đó nhiều đơn vị vi phạm về quy trình khai thác mỏ.

Qua tìm hiểu được biết, riêng địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, có đến 19 đơn vị khai thác đá, trong đó nhiều HTX đứng ra thầu khai thác đá chia cho các xã viên trực tiếp khai thác. Do không được đào tạo về kỹ thuật khai thác, không được tiếp xúc với các lớp tập huấn về quy trình khai thác, nổ mìn… họ chỉ biết khai thác đá bằng dụng cụ thủ công thô sơ. Trong khi đó, nhiều mỏ trên địa bàn có chiều cao mái taluy dương lên đến trên chục mét và dốc dựng đứng nên nguy cơ tai nạn là vô cùng lớn.

Kể về những ẩn họa trong khai thác mỏ, ông Nguyễn Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh vẫn còn "cảm ơn trời đất" vì trong năm 2010, trên địa bàn suýt nữa đã xảy ra một vụ chết tập thể. "Tại một mỏ đá tư nhân, sau khi tra kíp mìn xong thì cơn giông ập đến, hàng chục con người vừa mới ra khỏi ràm đá để trú mưa thì bất ngờ có sét đánh và mìn nổ đồng loạt. May mà đám công nhân kia đã chạy đi trú, nếu có sét sớm hơn ít phút, chắc chắn hàng chục công nhân tại mỏ đá này đã bị thiệt mạng!” - ông Hải nhớ lại.

Cũng theo ông Hải, phần lớn các mỏ tư nhân khai thác đều không đảm bảo an toàn lao động, chế độ chính sách cho người công nhân cũng không thực hiện nên khi xảy ra sự cố, người dân rơi vào tình cảnh chết oan. Rất nhiều người dân đã bỏ mạng trên những lèn đá ở Hà Tĩnh. Trong tương lai, liệu có xảy ra những vụ việc đau lòng như vậy nữa hay không, sẽ chẳng ai dám trả lời nếu tình trạng khai thác mỏ đá vẫn duy trì như hiện nay.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm