| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Các khu kinh tế tiêu thụ thịt lợn bình thường

Thứ Hai 01/04/2019 , 09:20 (GMT+7)

Từ các thông tin nhiễu loạn về thịt lợn, không ít bếp ăn tập thể, trường học quay lưng với thịt lợn. Đó là suy nghĩ thái quá.

* Quay lưng với thịt lợn bởi "ngộ độc" thông tin

Quan điểm của một số DN đóng trên địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, tất cả sản phẩm thịt đưa vào DN đều được cơ quan quản lý nhà nước kiểm dịch chặt chẽ nên hoàn toàn yên tâm sử dụng.
 

Thịt lợn là thực phẩm chính

Năm 2015 Cty Điện lực dầu khí Hà Tĩnh bắt đầu triển khai bếp ăn tập thể cho công nhân. Kể từ đó đến nay, năm nào Cty cũng đàm phán ký hợp đồng với các doanh nghiệp, cơ sở có tiếng trên địa bàn thị xã Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh để cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn cho nhà bếp. Riêng đối với thịt lợn, doanh nghiệp này là đối tác trung thành của Tổng Cty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco).

10-23-51_3
Hầu hết các DN tại Khu kinh tế Vũng Áng vẫn đang sử dụng thịt lợn làm thực phẩm chính cho các bữa ăn của công nhân

“Không phải tự hào nhưng 6 năm tổ chức bếp ăn tập thể, chúng tôi chưa để xảy ra sự cố đáng tiếc nào liên quan đến bữa ăn của công nhân. Tất cả thực phẩm đưa vào căng tin, bếp ăn đều phải là thực phẩm tươi sống, được truy xuất nguồn gốc”, ông Nguyễn Trọng Thạch, Phó giám đốc Cty nói.

Hỏi, đã bao giờ doanh nghiệp đưa thịt lợn ra khỏi thực đơn của công nhân, nhất là thời điểm Việt Nam xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP)? Vị Phó Giám đốc nói ngay: “Chúng tôi chưa và cũng sẽ không bao giờ làm điều đó. Tất cả thịt lợn đưa vào Cty phải được cơ quan quản lý nhà nước kiểm dịch, điều khoản này được ràng buộc trong hợp đồng ký kết với đơn vị cung cấp thực phẩm. Hơn nữa, thịt lợn khi đến cổng Cty sẽ có cán bộ chuyên trách giám sát bằng mắt thường một lần nữa nên việc có dịch hay không với chúng tôi cũng không quan trọng. Chỉ cần họ (đơn vị cung cấp thịt - PV) có khả năng cung cấp thì chúng tôi có nhu cầu sử dụng”.

Theo ông Nguyễn Trọng Thạch, bình quân mỗi tháng Cty tiêu thụ khoảng 300kg thịt lợn, có những ngày cao điểm tiêu thụ hơn 50kg thịt. Các thực phẩm chính được chế biến phục vụ gần 500 cán bộ, công nhân viên Cty là thịt lợn, thịt bò, cá, tôm…

“Tôi nghĩ bây giờ người tiêu dùng, đặc biệt là các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp không nên quay lưng với thịt lợn. Điều quan trọng là lựa chọn đơn vị cung cấp, thịt phải có nguồn gốc xuất xứ, được cơ quan quản lý nhà nước kiểm dịch. Đừng vì những thông tin ngoài luồn đăng trên các trang mạng xã hội mà cắt hẳn món thịt lợn trong bữa ăn. Việc làm này vừa gây khó khăn cho người chăn nuôi lợn vừa khiến bữa ăn của công nhân, của gia đình thiếu dinh dưỡng, thiếu sự đa dạng”, ông Thạch nói.

Cũng giống như Cty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh, bếp ăn tập thể của hơn 5.000 công nhân Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa thường xuyên được Ban lãnh đạo Cty giám sát, kiểm tra. Theo hợp đồng ký kết với đơn vị cung cấp, thịt lợn đưa vào Cty phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan Thú y kiểm dịch đảm bảo ATVSTP. Theo tìm hiểu của PV, hiện thực đơn của DN này vẫn đang lựa chọn thịt lợn là một trong những món ăn chính hàng ngày.
 

"Hy vọng giới phụ huynh nhận thức lại"

Khác với khối DN, khoảng 2 tuần nay Trường tiểu học Sông Trí, thị xã Kỳ Anh không đưa món thịt lợn vào thực đơn ăn trưa của các em học sinh ăn bán trú. “Mặc dù thực đơn của học sinh không có thịt lợn nhưng hơn 30 cán bộ, giáo viên nhà trường vẫn ăn thịt lợn bình thường”, cô Nguyễn Thị Kim Chi, Phó hiệu trưởng nhà trường nói.

10-23-51_1
Việc Hà Tĩnh cần làm nhất bây giờ là tuyên truyền để phụ huynh đưa món thịt lợn trở lại các bếp ăn bán trú ở trường học

Theo cô Chi, bếp ăn bán trú của trường tổ chức vào ngày thứ 2 đến thứ 4 hàng tuần. Trước đây, bình quân mỗi tháng nhà bếp tiêu thụ khoảng 300kg thịt. Hiện nhà trường đang tập trung tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ DTLCP không lây bệnh sang người, còn bệnh sán lợn chắc chắn không thể vào bếp ăn trường Tiểu học Sông Trí, bởi đơn vị cung cấp thịt cho nhà trường quản lý chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh hết sức chặt chẽ; lợn có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận đảm bảo ATVSTP.

Hơn nữa, thịt khi đưa đến cổng trường luôn có ban giám hiệu nhà trường và đại diện hội phụ huynh kiểm tra độ tươi sống, dấu kiểm dịch đầy đủ. “Chúng tôi hi vọng phụ huynh sẽ nhận thức đúng đắn, phối hợp hiệu quả với nhà trường để tuần sau đưa thịt lợn trở lại thực đơn cho các em”, cô Chi thông tin thêm.

Chung quan điểm với cô Chi, Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Mai, thị xã Kỳ Anh cho rằng, chính quyền các địa phương cần tăng cường tuyên truyền để phụ huynh học sinh thay đổi nhận thức trong việc sử dụng thịt lợn tại các trường học. Nếu trường nào cũng quay lưng với thịt lợn, người chăn nuôi lâm vào cảnh điêu đứng, mà các em cũng mất đi một nguồn dưỡng chất ngon - bổ - rẻ.

Quay lưng với thịt lợn bởi "ngộ độc" thông tin

Theo ông Hồ Sỹ Huy Thảo, Giám đốc Cty CP chăn nuôi Mitraco (TCty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh), nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn chủ yếu là do “ngộ độc” thông tin về bệnh sán lợn ở Bắc Ninh chứ không phải do DTLCP.

Bây giờ, lợn nuôi trong dân cơ bản không còn nên thịt bày bán tại các chợ và siêu thị hầu hết được bắt từ các DN, trang trại chăn nuôi khép kín quy mô lớn, có sự kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn dịch bệnh. Vì vậy, việc xuất hiện lợn nhiễm sán hay bị DTLCP ngoài thị trường gần như không thể xảy ra, người tiêu dùng hãy yên tâm ăn thịt lợn.

 

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Greenfeed Việt Nam công bố kết quả tăng trưởng lợi nhuận bền vững

Greenfeed Việt Nam với những chỉ số tài chính vừa công bố, cho thấy thương hiệu này vẫn duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả trên thị trường nông sản.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.