| Hotline: 0983.970.780

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm:

Hà Tĩnh cần chuyên môn hóa hơn

Thứ Ba 17/01/2017 , 08:21 (GMT+7)

Ngày 16/1, Đoàn công tác số 4 Đoàn Giám sát của Quốc hội do ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng...

Ngày 16/1, Đoàn công tác số 4 Đoàn Giám sát của Quốc hội do ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường, Phó Trưởng Đoàn giám sát thường trực làm Trưởng Đoàn công tác đã làm việc tại Hà Tĩnh.

Đoàn đánh giá cao nỗ lực và mong muốn Hà Tĩnh có nhiều chính sách ưu đãi, tổ chức các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
 

Xử phạt gần 5 tỷ đồng trong lĩnh vực ATVSTP

Theo Báo cáo, đến nay, Hà Tĩnh đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung với diện tích trên 117ha được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP trong sản xuất rau an toàn; xây dựng mô hình khảo nghiệm, sản xuất thí điểm rau trên cát với quy mô 12ha.

16-47-57_kiem-tr-tinh-hinh-tvstp-ti-cho-h-tinh-2
Đoàn công tác kiểm tra tình hình ATVSTP tại chợ Hà Tĩnh
 

Từ 2011 đến nay, Hà Tĩnh xây dựng, nâng cấp 39 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; hình thành 316 HTX, THT chăn nuôi vừa và nhỏ. Toàn tỉnh hiện có 7.820ha nuôi trồng thủy sản; đội tàu, thuyền khai thác 6.983 chiếc; 2 nhà máy chế biến thủy sản; 45 cơ sở thu gom, bảo quản, sơ chế thủy sản; 27 cơ sở chế biến nước mắm; 7.144 cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Trong đó, số cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP hiện nay là 3.235/3.866 cơ sở, chiếm 83,7%; 100% sản phẩm sản xuất trên địa bàn thuộc diện phải công bố chất lượng được thực hiện cấp chứng nhận công bố hợp quy…

Hàng năm Sở Y tế Hà Tĩnh cùng các ngành chức năng xây dựng chương trình, lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu về ATTP. Trong giai đoạn 2011 - 2016, Hà Tĩnh đã lấy và xét nghiệm 17.345 mẫu thực phẩm các loại. Qua đó, có 93,3% mẫu đạt các chỉ tiêu về ATTP. Riêng trong năm 2016, do sự cố môi trường biển, ngành y tế phối hợp cùng các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên tại các cảng cá, bến cá, lấy 1.326 mẫu thủy, hải sản, muối để kiểm tra các chỉ tiêu ATTP.

Từ năm 2011 - 2016, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn Hà Tĩnh ở mức dưới 6/100.000 dân; 100% vụ ngộ độc được điều tra, xử lý. Toàn tỉnh đã tổ chức 8.450 lượt thanh tra, kiểm tra về ATTP; kiểm tra 76.999 lượt cơ sở, số lượt cơ sở đạt yêu cầu là 67.000 (87%); xử lý vi phạm hành chính 6.331 cơ sở với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy gần 2 tỷ đồng. Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống được kiểm tra đạt điều kiện ATVSTP đạt kế hoạch đề ra theo từng năm, sự phối hợp giữa các ngành nhuần nhuyễn, chặt chẽ…
 

Cần nhiều mô hình sản xuất đảm bảo ATVSTP

Sau khi khảo sát thực tế tại một số chợ dân sinh, HTX rau, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở sản xuất bánh ngọt, cơ sở nước đóng chai…, đoàn công tác đánh giá cao nỗ lực đảm bảo ATVSTP của Hà Tĩnh. Tuy nhiên, các cơ sở giết mổ quy mô còn nhỏ; một số hoạt động trong không gian hẹp, hệ thống bàn mổ chưa được inox hóa và phương tiện vận chuyển chưa đạt yêu cầu; chủ giết mổ phản ánh tiền thuê đất hàng năm quá cao, cơ sở giết mổ gia cầm chưa thu hút được người dân, cần phải đầu tư thêm, chuyên môn hóa cao hơn.

16-47-57_thu-truong-le-quoc-donh-dnh-gi-co-no-luc-cu-h-tinh-trong-dm-bo-tvstp
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao nỗ lực của Hà Tĩnh trong việc đảm bảo ATVSTP
 

HTX trồng rau hình thành và phát triển mạnh nhưng đầu ra cho sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Chợ tương đối sạch sẽ, BQL chợ làm việc chuyên nghiệp; có khu bán thịt tươi sống riêng, thịt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các cơ sở SX đảm bảo điều kiện ATVSTP, chủ cơ sở đều có ý thức cao trong công tác đảm bảo ATVSTP, các bếp ăn tập thể có trang thiết bị đầy đủ, đạt yêu cầu.

Tuy nhiên, một số chợ dân sinh còn có nhiều vấn đề bất cập như rau, quả chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, các khu bán thực phẩm tươi sống chưa được phân định rõ ràng, trang thiết bị chưa đảm bảo yêu cầu...

Đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng băn khoăn, cho rằng cơ sở chế biến hải sản của Hà Tĩnh rất nhiều nhưng hiện nay các cơ sở này đang đình trệ; công tác đền bù của các cơ sở này chưa được thực hiện nên sản phẩm hư hỏng, hải sản bị ô nhiễm không thể thu gom để sản xuất. Công tác chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng hiện nay chồng chéo, nên chăng cần hợp nhất ban ATVSTP và ban chống buôn lậu?

Ông Đặng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, 2016 là một năm rất khó khăn với Hà Tĩnh nhưng đã vượt qua thì không có gì có thể ngăn cản Hà Tĩnh vươn tới. Hà Tĩnh sẽ nỗ lực hết mình vì sức khỏe con người, vì ATVSTP.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao nỗ lực của Hà Tĩnh. Dù là một tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu về các mô hình sản xuất, dù không được tuyệt đối nhưng trong điều kiện khó khăn, thực hiện được như Hà Tĩnh là điều đáng khích lệ. Hà Tĩnh cũng là tỉnh đi đầu trong việc thí điểm chợ ATVSTP; lồng ghép các chương trình trong việc sản xuất chuỗi thực phẩm an toàn; là một trong những tỉnh đi đầu trong quy hoạch nhưng tổ chức sản xuất chưa nhiều, ví dụ như sản xuất rau an toàn, chăn nuôi...

Theo ông Phan Xuân Dũng, Trưởng đoàn giám sát: Đoàn công tác rất ấn tượng với những gì Hà Tĩnh làm được trong công tác giết mổ tập trung. Trong khi các tỉnh phía Bắc làm không tốt và không hiệu quả như các tỉnh phía Nam, Hà Tĩnh đã tập trung lại để giết mổ được, về cơ bản là tổ chức tốt. Hà Tĩnh quy hoạch 684ha rau sạch tại 3 huyện và có nhiều mô hình sản xuất rau màu hiệu quả. Bà con rất phấn khởi, hiệu quả tăng 3 - 5 lần so với trồng lúa. Về chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi tập trung và có quy mô 300 - 6.000 con và đều không nằm trong khu dân cư. Đó là một điều rất mừng...

Nhìn từ Hà Tĩnh, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học về chính sách đúng đắn, quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, sự tham gia, hưởng ứng tích cực của người dân...

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm