| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Công trình thủy lợi đập dâng Lạc Tiến có xảy ra sự cố?

Thứ Hai 01/06/2015 , 13:47 (GMT+7)

Thời gian qua, có một số thông tin cho rằng đã xẩy ra “sự cố” tại hạng mục đập dâng Lạc Tiến thuộc dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). 

Tuy nhiên, sau khi nhận được thông tin trên, các cơ quan chức năng Bộ NN-PTNT- Bộ Xây dựng đã kịp thời vào cuộc xác định không có sự cố xảy ra tại công trình này.

Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là dự án thủy lợi và cấp nước được đầu tư theo phương thức xã hội hóa đầu tiên tại Việt Nam.

Dự án do Công ty CP Đầu tư và Phát triển tư nhân Vũng Áng làm chủ đầu tư, tổng diện tích đất sử dụng cho dự án trên 3.000 ha, tổng mức kinh phí đầu tư đạt gần 4.500 tỷ đồng.

Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2016, công suất hơn 1 triệu m3 nước/ngày đêm cung cấp cho các công trình đầu tư lớn ở khu công nghiệp Vũng Áng như FORMOSA, các nhà máy nhiệt điện, nhà máy chế biến thép với công suất 15 triệu tấn trên năm…

Đập dâng Lạc Tiến là một hạng mục thuộc Dự án công trình thủy lợi, cấp nước Rào Trổ. Do nhu cầu cấp thiết phải có nước để kịp thời phục vụ cho khu kinh tế Vũng Áng, chủ đầu tư đã phối hợp với các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công từ 3 năm xuống 2 năm.

Vì thế đến thời điểm này, công trình vẫn trong giai đoạn thi công một số hạng mục còn lại, trong đó công trình đập dâng Lạc Tiến cơ bản đã hoàn thành, chủ đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục để nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng.

Sau khi có thông tin về “sự cố lớn” xảy ra tại công trình đập dâng Lạc Tiến (được gọi là công trình “nghìn tỷ”), các cơ quan chức năng đã vào cuộc và khẳng định không có sự cố tại công trình này.

Ngày 28/5, đoàn công tác của Bộ Xây dựng do ông Phạm Tiến Văn - Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã về kiểm tra thực tế tại công trình này, đồng thời làm việc với các cơ quan liên quan.

Kết luận tại buổi làm việc, ông Phạm Tiến Văn khẳng định: Hiện tượng phần mái sàn nhà điều hành bị võng nhẹ đã được phát hiện từ trước, nhưng tiến độ xử lý của chủ đầu tư còn chậm. Hiện tượng này xảy ra thuộc phần nhà điều hành không hề ảnh hưởng đến chất lượng, vận hành của công trình.

Ngày 29/5 cũng tại buổi làm việc với các cơ quan hữu quan, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng công trình thuộc Bộ NN&PTNT nói: “Hiện tượng mái nhà điều hành bị võng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chất lượng, an toàn của công trình.

Nếu nói “sự cố” là cách nói không chính xác, không đúng theo quy định tại Nghị định 15/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuy nhiên, hiện tượng này cần tập trung xử lý sớm, tránh kéo dài gây tai nạn cho bộ phận vận hành”.

Ông Nguyễn Hồng Sơn lưu ý cần tham vấn các chuyên gia về xây dựng để đưa ra phương án khắc phục tối ưu, không những đảm bảo về chất lượng mà còn có tính thẩm mỹ.

Để hiểu rõ hơn về tính chất, mức độ của hiện tượng võng dầm mái nhà điều hành của công trình, chúng tôi đã trao cuộc trao đổi với GS-TS Phan Sỹ Kỳ, nguyên Thứ trưởng Bộ NN, tổ trưởng tổ tư vấn của dự án.

Ông Kỳ cho biết: “Thực ra hạng mục nhà điều hành là hạng mục phụ, có thể không có, một số công trình khác có thể thiết kế dạng mái che đơn giãn cho máy móc và người vận hành. Mặt khác, đây là đập dâng với mục đích dâng nước lên cao trình 37m nước vào mùa khô, giữ nước phục vụ tưới tiêu, vào mùa mưa thì công trình mở cửa tràn điều tiết cho nước chảy tự nhiên.

Vì thế công trình đập dâng Lạc Tiến độ an toàn hoàn toàn thuộc vào hệ thống đập, các cửa van xả nước phía dưới, còn đối với công trình thuộc nhà điều hành là phần phụ không ảnh hưởng gì đến các phần trụ phái dưới”.

Về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng võng mái nhà điều hành, đại diện đơn vị tư vấn thiết kế thừa nhận có sai sót trong khâu thiết kế, đúng ra dầm mái cần có độ dày lớn hơn hiện tại. Đơn vị này cũng cho biết đã xây dựng các phương án giải quyết, trong đó phương án dùng các trụ, khung đỡ bằng thép là có tính khả thi cao nhất.

Đại diện chủ đầu tư, Giám đốc Công ty Đầu tư Phát triển Vũng Áng, ông Trần Quang Thưởng cho biết: Tổng chi phí xây dựng hạng mục đập dâng Lạc Tiến là 357 tỷ đồng, trong đó nhà điều hành giá trị đầu tư xây lắp chỉ gần 5 tỷ đồng. Kết cấu nhà vận hành được chia thành 5 khoang, giữa các khoang là các khe co giãn theo thiết kế.

Vì vậy, việc giữa các khen này có “khoảng cách” là điều bình thường, chứ không phải là vết nứt giữa các thân trụ. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung khắc phục hiện tượng mái dầm nhà điều hành bị võng trong thời gian sớm nhất, nhằm bảo đảm an toàn cho nhà điều hành cũng như thẩm mỹ của công trình”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm