| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh lại chìm trong lũ dữ

Chủ Nhật 17/10/2010 , 08:35 (GMT+7)

Báo cáo nhanh từ BCH PCLB Hà Tĩnh cho biết, tính đến 17 giờ ngày 16/10, mực nước đo được tại sông, các trạm trên địa bàn Hà Tĩnh đều cao trên báo động III từ 1-3m, nguy hiểm hơn, hầu hết các tuyến đường giao thông trọng yếu trên địa bàn toàn tỉnh này đều đã bị chia cắt...

Hậu quả của cơn đại hồng thủy kéo dài từ ngày 29/9 đến 5/10, gây thiệt hại gần 850 tỷ đồng còn chưa kịp khắc phục thì các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ (Hà Tĩnh) lại phải phải gồng mình chống chọi với cơn lũ quét từ ngày 14/10 đến nay. Hàng chục ngàn người dân Hà Tĩnh lại thêm một phen điêu đứng vì lũ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoạt động của đới gió đông phát triển từ mặt đất lên đến mực 5.000m cùng với rìa phía bắc của dải hội tụ nhiệt đới và vùng áp thấp ở phía tây bắc quần đảo Trường Sa nên trên địa bàn huyện này đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mực nước đo được từ 7h ngày 14/10 đến 7 giờ 16/10 đạt trên 10,54m gây ra một trận lũ quét ở vùng thượng nguồn các xã vùng 4 và ngập lụt ở 16 xã vùng hạ nguồn của huyện; trong đó, có một số xã vị cô lập như: Sơn An, Sơn Mai, Sơn Thuỷ, Sơn Phúc, Sơn Tiến....

Lũ lụt đã làm cho em Đoàn Hiệp Đông, sinh năm 1996, ở xã Sơn Thuỷ bị nước lũ cuốn trôi trên đường đi học; 150 nhà dân, 10 trạm xá, bưu điện, trụ sở xã bị ngập; 410 ha lúa mùa, 1.200 ha ngô đông, 80 ha khoai đông và 120 ha ao hồ bị ngập, tràn, hư hỏng; hàng trăm cầu cống bị lũ cuốn trôi, hư hỏng nặng...Đặc biệt, mưa lũ đã làm một số đập vừa và nhỏ trên địa bàn huyện bị vỡ. Sáng 15/10 vỡ đập Trưng thuộc khu vực xã Sơn Kim 1,  sạt lở trôi gần 100m3 đất đá; sáng 16/10 đập Khe Mơ, xã Sơn Hàm với trữ lượng 0,75 triệu m3, lưu vực 4 km2 bị vỡ một đoạn dài trên 10m, gây ngập úng trên 120 ha đất nông nghiệp của xã Sơn Hàm, 40 ha của xã Sơn Diệm. Một số người dân trong vùng cho biết, do vỡ đập cộng với trời mưa to nên đoạn đường qua xóm 1 xã Sơn Hàm đã bị ngập sâu, nước chảy xiết, một số xóm gần đập đã bị cô lập. Thiệt hại ban đầu do cơn lũ gây ra ước tại Hương Sơn ước tính trên 27 tỷ đồng.

Hiện tại lũ thượng nguồn đang xuống chậm; tuy nhiên lũ ở hạ nguồn lại đang lên do triều cường kết hợp với lũ từ thượng nguồn đổ về. Chính vì vậy, Hương Sơn đã huy động tất cả các nguồn lực chủ động tập trung chống lũ. Ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND kiêm trưởng BCH PCLB huyện Hương Sơn cho biết: “Sau khi nhận được thông tin có người chết do lũ, huyện đã đến thăm hỏi, động viên hỗ trợ gia đình em Đông ngay trong buổi sáng 15/10. Các hồ đập tại các địa phương bị vỡ huyện chỉ đạo lực lượng công an, bộ đội, dân quân và bà con nhân dân thực hiện phương châm 4 tại chỗ dùng đất đá đắp đập khắc phục sự cố; giao các địa phương khuyến cáo người dân không nên mạo hiểm đi qua các khu vực nước đã ngập đường; tiếp tục cho các em học sinh nghỉ nhằm tránh tình huống xấu xảy ra; đồng thời, cắm các biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểm ngập lụt, nước chảy xiết mạnh ở các xã vùng hạ của huyện…”

Tại huyện Vũ Quang, mưa lũ đã cô lập gần 3.000 hộ dân ở các xã: Đức Giang, Ân Phú, Hương Quang, Hương Điền, Đức Lĩnh, Hương Thọ, Đức Liên, Đức Hương và Đức Bồng. Tuyến đường liên xã Ân Phú - Cửa Rào, nhiều chỗ bị ngập sâu hơn 2m, gây ách tắc giao thông. Nhiều diện tích cây vụ đông vừa khôi phục đã bị ho0ngr hoàn toàn. Tại huyện Đức Thọ, ông Trần Hoài Đức, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đức Thọ cho biết, Đức Thọ có đến 6 xã ngập lụt, trong đó xã Đức Lạng, Đức Lạc, Đức Đồng ngập sâu trong lũ. Trên 100 ha rau màu vụ đông bị ngập chìm trong lũ.

Vùng Rốn lũ vừa qua của Hà Tĩnh là huyện hương Khê, nay cũng đã ngập chìm trong lũ. Trên gần ½ số xã của Hương Khê đã bị lũ nhấn chìm. Các xã ngập sâu là Phương Mỹ, Phương Điền, Hà Linh... Ông Nguyễn Hồng Quân- Chủ tịch UBND xã Phương Mỹ cho biết: “ Trưa 16/10, nước lũ đã ngập nhiều nhà dân trong xã. Hàng trăm hộ dân đã phải sơ tán lên vùng an toàn. Hiện nước đang lên và mưa rất to. Chúng tôi đang tiếp tục sơ tán dân về vùng an toàn...”.  

Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Đinh Hữu Tân cho biết, mưa lớn đã kéo dài liên tục từ ngày 14 - 16/10. Đến 9h sáng nay, lượng mưa đo được là gần 150mm, đỉnh lũ đo được tại trạm thủy văn Chu Lễ đã vượt mức báo động 3 (13,04m), mực nước của đập thủy điện Hố Hô là 67m/72m và đã tiến hành xả lũ nhưng nước trên bề mặt đập vẫn không ngừng dâng lên.  Các xã Hương Lâm, Hương Liên, Phú Gia… đã xuất hiện sạt lở. Hồ Rú Mão ở xã Phúc Đồng sắp vỡ, đang được tập trung ứng cứu. Ông Tân Cho biết thêm, nước của trận lũ trước chưa rút hết cộng thêm mưa lớn trên diện rộng đã khiến cho nước lên quá nhanh. Sáng nay huyện đã thành lập 22 đoàn về kiểm tra và triển khai công tác phòng chống lũ lụt ở 22 xã, thị trên địa bàn; có công điện khẩn cho các xã nằm trong tâm lũ như Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thủy, Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ… tiến hành công tác di dời dân đến vùng an toàn. Tất cả các trường đều cho học sinh nghỉ học...

Hiện Hương Khê đang tập trung di dời hàng nghìn hộ dân lên vùng cao; chỉ đạo các lực lượng, trong đó chủ yếu là lực lượng “4 tại chỗ” giúp dân ứng phó với lũ.

Nước ở Kẻ Gỗ lúc 12 giờ trưa 16/10 đã lên đến gần 32 mét (cao trình hồ là 32,5 mét) và đã tiến hành xả lũ mức 400m3/giây. Hồ thủy điện Hố Hô hiện đã lên đến 70 mét (cao trình hồ là 72 mét). Mặc dù 3 canh cửa van xả lũ đã được mở nhưng do lưu vực hồ rộng, lượng mưa lớn, trong khi lòng hồ quá nhỏ nên nước dồn về nhanh, xả không kịp. Hà Tĩnh lại đang đau đầu lo chuyện sơ tán dân dưới vùng hạ du, tránh trường hợp túi nước khổng lồ trên 40 triệu m3 từ độ cao 72 mét bục nổ, cuốn trôi hàng chục nghìn dân của 12 xã vùng hạ du thủy điện Hố Hố. Đến chiều 16/10 Hà Tĩnh vẫn mưa như trút nước trên diện rộng. Tất cả lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã xuống tận vùng lũ chỉ đạo  suốt cả hai ngày nay. Cả tỉnh Hà Tĩnh đang nháo nhào đối phó với trận đại hồng thủy thứ hai trong vòng hai tuần lễ này!

Báo cáo nhanh từ BCH PCLB Hà Tĩnh cho biết, tính đến 17 giờ ngày 16/10, mực nước đo được tại sông, các trạm trên địa bàn Hà Tĩnh đều cao trên báo động III từ 1-3m, nguy hiểm hơn, hầu hết các tuyến đường giao thông trọng yếu trên địa bàn toàn tỉnh này đều đã bị chia cắt; khu vực hồ Kẻ Gỗ mưa vẫn đang rất to, các huyện bị ngập nặng nhất là Hương Khê, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Hương Sơn...

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự yêu cầu các lực lượng công an, bộ đội, dân quân đến 17 giờ chiều nay phải di dời toàn bộ dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Trường hợp có lũ quét ở nhiều vùng trên địa bàn toàn tỉnh thì việc ứng cứu phải thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ; đồng thời, đề nghị QK4 viện trợ thêm 6 xuống máy, 700 chiến sỹ để giúp các huyện ứng cứu với lũ (Cẩm Xuyên 200 chiến sỹ, Hương Khê 300 và Vũ Quang 200).

Hiện tại (tính đến 17 giờ) hồ Kẻ Gỗ đã phải xả đến 600m3/s, vì thế các huyện Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh và một số xã huyện Thạch Hà sẽ bị ngập sâu trong nước.  Đợt lũ này được đánh già là lớn nhất và xảy ra trên diện rộng nhất từ 100 năm trở lại đây.

Một số hình ảnh do PV NNVN ghi lại:

Hàng trăm nhà dân ở xã Phương Mỹ -Hương Khê chìm trong lũ

Trạm y tế xã Phương Mỹ - Hương Khê ngập đến tầng 2

Người dân sơ tán đồ đạc

Lực lượng công an, bộ đội vào ứng cứu đập Khe Mơ

Đập Khe Mơ ở Hương Sơn bị vỡ

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất