| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh nỗ lực chi trả bồi thường sự cố môi trường biển

Thứ Tư 06/12/2017 , 13:51 (GMT+7)

Mặc dù đang còn khoảng 40 tỷ đồng hội đồng bồi thường (HĐBT) cấp huyện chưa thực hiện chi trả cho hộ dân thiệt hại. Tuy nhiên, số tiền trên chủ yếu rơi vào đối tượng lao động đi làm ăn xa.

Hiện các huyện, thị xã, thành phố đang chỉ đạo Phòng tài chính – kế hoạch cấp tập hoàn tất thủ tục để rút tiền tại kho bạc gửi ngân hàng thương mại theo hướng dẫn của Bộ Tài chính nhằm đẩy nhanh tiến độ chi trả.
 

Đã chi trả hơn 1.553 tỷ đồng

Ngày 4/12, trao đổi với NNVN, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó phòng giá – công sản (Sở Tài chính Hà Tĩnh) cho biết, sau khi Trung ương tạm cấp 1.650 tỷ đồng (4 đợt), UBND tỉnh kịp thời tạm cấp cho HĐBT cấp huyện hơn 1.643.100 triệu đồng chi trả cho bà con bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển hồi tháng 4 năm 2016. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến cuối tháng 11/2017, HĐBT cấp huyện đã chi trả được hơn 1.553 tỷ đồng. Cụ thể, TP Hà Tĩnh hơn 13,1 tỷ; huyện Nghi Xuân hơn 176 tỷ; Thạch Hà hơn 227,4 tỷ đồng; Cẩm Xuyên trên 297,6 tỷ; Kỳ Anh hơn 165,6 tỷ; Lộc Hà hơn 229,7 tỷ và thị xã Kỳ Anh trên 443,4 tỷ đồng.

15-40-09_6
Công tác chi trả bồi thường tại các huyện, thị xã, thành phố cơ bản hoàn tất

“Hiện tại còn khoảng 40 tỷ đồng HĐBT cấp huyện chưa chi trả. Tuy nhiên số tiền này chủ yếu rơi vào một số đối tượng phải xác minh lại ở cấp cơ sở và đối tượng lao động đi nước ngoài”, ông Hùng nói.

Sau khi Trung ương, tỉnh ban hành các quyết định, hướng dẫn công tác kê khai, áp giá, chi trả bồi thường sự cố môi trường biển, huyện Kỳ Anh thành lập hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trực tiếp xuống tận thôn “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn công tác kê khai, niêm yết đảm bảo tính dân chủ, công bằng. Bà Đặng Thúy Anh, Trưởng phòng Tài chính – kế hoạch huyện chia sẻ, để thực hiện việc chi trả nhanh, chính xác, Phòng thiết kế hẳn một quy trình chi trả tiền đồng bộ từ bàn đặt vị trí nhận giấy tờ tùy thân, bàn ký chứng từ cho đến bàn nhận tiền. “Khi người dân đến chỉ cần đọc tên trong tích tắc chúng tôi lọc được đủ chứng từ ngay”, bà Anh nói.

Cũng theo bà Thúy Anh, các đợt chi trả tiền HĐBT huyện đều thực hiện xong trong vòng 1 tuần, thậm chí có những đợt số lượng đối tượng được chi trả lớn HĐBT phối hợp với ngân hàng huy động tới 6 máy đếm tiền để chi trả nhanh chóng.

Các đối tượng đi làm ăn xa sẽ được nhận cả gốc và lãi tiền gửi sau khi Bộ Tài chính ban hành văn bản 4839/BTC-NSNN

Được biết, đến thời điểm này huyện Kỳ Anh cơ bản chi trả xong cho các đối tượng được phê duyệt với số tiền hơn 165,6 tỷ đồng/6.900 đối tượng. Còn 95 đối tượng đi làm ăn xa (hơn 1,8 tỷ đồng) chưa chi trả được; 34 đối tượng đang phải phúc tra lại một số thông tin phản ánh nhằm tránh sai sót.
 

Cần tiêu hủy hải sản hư hỏng gấp

Sau nhiều lần kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản đồng ý hỗ trợ các chủ cơ sở có hàng hải sản tồn đọng và các đối tượng tồn đọng khác tại địa bàn 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển. Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ đã tạo niềm tin, phấn khởi cho hàng nghìn hộ dân.

15-40-09_2
15-40-09_3
Các chủ kho lạnh xã Thạch Bằng mong muốn cơ quan chức năng tiêu hủy gấp sản phẩm sứa và hải sản khô bốc mùi hôi thối gần 2 năm nay

Ông Lê Viết Huy, chủ kho lạnh Huy Lộc, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) nói: “Quyết định hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ đã giải quyết được lo lắng của chúng tôi 2 năm nay”. Theo ông Huy, nguyện vọng lớn nhất của bà con bây giờ là chính quyền, cơ quan chức năng tiêu hủy gấp sản phẩm sứa và một số hàng hải sản khô bốc mùi hôi thối trước dịp lễ Noel để bà con được đón ngày lễ trọn vẹn. Đồng thời, thực hiện chi trả hỗ trợ sớm, dứt điểm cho người dân để giải quyết vấn đề nợ nần, khôi phục sản xuất.

Được biết, kho lạnh Huy Lộc có 46 tấn sứa bị hư hỏng và 6,7 tấn hàng khô như cá khô, ruốc, mực... ẩm mốc, biến đổi màu sắc, bốc mùi hôi thối.

Ngoài đề xuất hoàn tất thủ tục sớm chi trả tiền, chủ kho lạnh Tuyết Anh, cùng xã Thạch Bằng, kiến nghị: “Trung ương, tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hạ tầng hậu cần nghề cá, giúp người dân mua sắm lại thiết bị máy móc tái sản xuất. Bởi, 2 năm nay do hàng hóa không bán được, hầu hết các cơ sở nợ nần chồng chất nên máy móc không hoạt động, nay đã gỉ sét, hư hỏng hết”. Theo chị Tuyết, kho của chị có đến hơn 50 tấn sứa và gần 15 tấn hàng khô bị hư hỏng, dư nợ ngân hàng lên đến 5,5 tỷ đồng.

15-40-09_4
Thiết bị máy móc gỉ sét, hư hỏng do lâu ngày không sử dụng

“Ngân hàng đã thông báo nợ tiền lãi lần thứ 8 (hơn 400 triệu đồng) nhưng vợ chồng tôi vẫn chưa có trả. Tôi chỉ mong sớm nhận được tiền hỗ trợ để giải quyết bớt khó khăn lúc này”, chị Tuyết nhấn mạnh.

Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó phòng giá – công sản (Sở Tài chính Hà Tĩnh): “Tỉnh Hà Tĩnh cũng đang rất nóng lòng muốn chi trả sớm tiền hỗ trợ hàng hải sản tồn đọng cho người dân. Ngay sau khi các Bộ ngành có hướng dẫn cụ thể, HĐBT tỉnh sẽ họp triển khai chi trả kịp thời cho bà con trong thời gian sớm nhất”.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm