| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Vinh danh 52 điển hình đỡ đầu, tài trợ xây dựng nông thôn mới

Thứ Bảy 13/01/2018 , 11:51 (GMT+7)

Sáng 13/1, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng NTM năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đồng thời, vinh danh 52 điển hình đỡ đầu, tài trợ thực hiện Chương trình này.

Theo báo cáo của Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh, năm 2017 là năm Hà Tĩnh phải đối mặt với quá nhiều khó khăn, rét đậm rét hại từ đầu năm, mất mùa vụ lúa Xuân, cuối năm bão số 10 hoành hành phá tan hàng trăm mô hình vườn mẫu. Tuy nhiên, với sự vào cuộc, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, phong trào xây dựng NTM trở thành cao trào; nhà nhà muốn làm NTM, người người chung tay thực hiện các tiêu chí. Trên các làng quê, điện đường thắp sáng không khác gì đô thị thành phố, đường làng ngõ xóm được rải nhựa, bê tông hóa khang trang; những hàng rào xanh đủ các loại hoa, quả vừa tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp vừa tăng thu nhập cho người dân.

11-39-27_1
11-39-27_2
 Bí thư tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Phó Bí thư Trần Nam Hồng trao bằng công nhận đạt chuẩn NTM cho 33 xã

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh phấn khởi thông tin, năm 2017 hầu hết các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Theo đó, số tiêu chí bình quân/xã đạt 14,7/14 tiêu chí (đạt 105% KH); số tiêu tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã tăng thêm 2,7 tiêu chí (đạt 135% KH); tổng mức độ chất lượng các tiêu chí được nâng lên 1,2 lần; không còn xã dưới 10 tiêu chí; có 46 Khu dân cư NTM kiểu mẫu đạt chuẩn (đạt 153% KH), nâng tổng số Khu dân cư đạt chuẩn đến thời điểm này là 156; 398 vườn đạt chuẩn (đạt 199% KH), nâng tổng số vườn đạt chuẩn lên 2.086 vườn; 33 xã đạt chuẩn NTM (đạt 183% KH); có 2 xã cơ bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là Tượng Sơn (huyện Thạch Hà) và Cẩm Bình (Cẩm Xuyên). Về phát triển kinh tế, toàn tỉnh xây dựng mới 947 mô hình sản xuất; 70 HTX, 195 tổ hợp tác, 265 doanh nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội chung của các địa phương.

11-39-27_3
11-39-27_4
Vinh danh các tập thể, cá nhân đỡ đầu, tài trợ

Năm 2017 cũng là năm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng ở Hà Tĩnh. Sau khi khảo sát, nghiên cứu đặc điểm tình hình, lợi thế của các xã, Hà Tĩnh lựa chọn 82 sản phẩm có thể tham gia vào Chương trình OCOP; trong đó, 20 sản phẩm được lựa chọn để công nhận OCOP đợt đầu. Hoàn thành dự thảo đề án mỗi xã một sản phẩm Hà Tĩnh giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến 2030.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho hay, hiếm có Chương trình nào huy động được người dân tham gia đóng góp, chung tay thực hiện như nông thôn mới. Qua thống kê, tổng nguồn vốn huy động trong năm 2017 đạt hơn 18.648 tỷ đồng; trong đó, vốn nhân dân đóng góp 734 tỷ đồng; đỡ đầu, tài trợ và huy động khác hơn 236 tỷ đồng...

Tại hội nghị, BCĐ xây dựng NTM tỉnh đã trao bằng công nhận đạt chuẩn năm 2017 cho 33 xã; vinh danh 38 tập thể, 14 cá nhân điển hình đỡ đầu, tài trợ xây dựng NTM. Đồng thời, trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho 30 tập thể, 26 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM năm 2017; 9 hộ gia đình điển hình phát triển kinh tế, 3 hộ gia đình điển hình xây dựng vườn mẫu. Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam cũng vinh dự được tặng bằng khen trong dịp này.

11-39-27_6
11-39-27_5
Trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân, hộ gia đình

Năm 2018, Hà Tĩnh phấn đấu nâng mức độ chất lượng tổng các tiêu chí lên 1,2 lần; tổng số tiêu chí đạt chuẩn tăng thêm trong năm là 180 tiêu chí, xã chưa đạt chuẩn tăng ít nhất 1 tiêu chí, đảm bảo số tiêu chí bình quân mỗi xã là 15,5 tiêu chí; tăng thêm 30 khu dân cư NTM kiểu mẫu; 250 vườn; ; có thêm ít nhất 20 xã đạt chuẩn; ít nhất 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; huyện Nghi Xuân đạt huyện NTM...

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm