| Hotline: 0983.970.780

Hai cha con - một giấc mơ cánh rừng nguyên sinh

Thứ Tư 28/10/2020 , 06:02 (GMT+7)

Doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên có cả một 'rừng' câu chuyện cảm động về năm tháng khởi nghiệp gian khổ để làm nên cánh rừng nức tiếng.

Ông Lê Duy Nguyên bên cây tràm 11 năm tuổi

Ông Lê Duy Nguyên bên cây tràm 11 năm tuổi

Người cha là ông Lê Duy Nguyên (sinh 1947) - chủ doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên tại Nghệ An; đại biểu Quốc hội khoá X. Ông mất năm 2016 do bạo bệnh. Con trai ông là Lê Duy Khánh (sinh 1982), tốt nghiệp trường đại học Văn hoá. Hiện chàng trai “quên lấy vợ” đang tiếp nối sự nghiệp của cha anh về giấc mơ cánh rừng nguyên sinh.

Doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên có cả một “rừng” câu chuyện cảm động về năm tháng khởi nghiệp gian khổ để làm nên cánh rừng nức tiếng rừng xanh từ bãi biển Đồng Hồi kéo dài tận Rú Xước, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An quê ông.

Yêu đất, yêu rừng

Năm 1991, một lần về thăm quê, ông “mang” tâm hồn thơ, nhạc lãng du ra vùng biển Bãi Chùa vắng lặng. Đang dầm chân trong sóng biển, ông ngoái nhìn về Rú Xước, thấy mênh mông cát bạc nối liền lô nhô đồi trọc. Mắt ông dừng lại nơi rải rác những cây bạch đàn đang đứng trụ giữa cát, đá dưới trời nắng chang. Ông nghĩ: “Sao không biến vài chục cây bạch đàn này thành trăm cây, ngàn cây. Sao không vừa trồng rừng vừa bán được cây, lợi đôi bề”.

Hôm ấy, ông “mang” tâm hồn thơ, nhạc về không bởi ý nghĩ trồng rừng thôi miên ông. Về lại Vinh, ông đến Sở Lâm nghiệp rồi quay ra Hạt kiểm lâm huyện Quỳnh Lưu tìm hiểu cách trồng rừng. Ở đâu ông cũng được giúp đỡ nhưng về trong căn nhà cấp bốn ở phường Hưng Phúc (TP Vinh), ông vấp phải sự lạnh lùng của vợ.

Khỉ tìm về sống trong 'rừng ông Nguyên'

Khỉ tìm về sống trong “rừng ông Nguyên”

Chuyện là, ông vừa nói chuyện xã Quỳnh Lập mênh mông đất trống đồi núi trọc nên sẽ tính chuyện hưu “non” để về quê trồng rừng thì bà vợ gắt ngay: “Mình đang là công chức nhà nước, giáo viên (thực nghiệm Vật lí trường chuyên cấp 3 Phan Bội Châu, TP Vinh) cớ chi tính chuyện hưu “non”, về quê hẻo lánh sinh sống”.

Tính ông đã quyết thì không bỏ cuộc nhưng cũng phải mất gần hai năm vừa thuyết phục vợ cho êm vừa tính toán căn cơ từng bước đi sao cho chắc ăn. Biết tính ông nên vợ rồi cũng chiều.

Năm 1993, ông làm đơn nhận 168ha trong 50 năm theo chương trình trồng rừng 327. Thấy ông cả quyết, hứng thú việc trồng rừng, Hạt kiểm lâm Quỳnh Lưu vận động ông nhận cho tròn 1.000ha vì đất trống, đồi trọc trên địa bàn đang còn nhiều quá. Ông làm thủ tục nhận luôn. Về nhà, vợ chồng ông dốc hết hầu bao được 5 lượng vàng tích góp bấy lâu và 120 triệu đồng. Vốn chưa đủ, vợ chồng quyết định bán nốt mảnh vườn ông nội để lại, dồn sức cho công việc trồng rừng.

Doanh nghiệp… nhân dân

Có đất nhưng đất lô nhô đủ loại đá núi, dày đặc. Ông Nguyên tính chuyện sẽ phải dùng mũi cuốc chim mổ xuống từng kẽ đá để trồng cây ngay chính nơi khó “nhằn” nhất. Có lần ông bảo, “mỗi lần nhìn vào kẽ đá để tìm đất trồng cây tự dưng mặt mũi mình toát mồ hôi, cứ đưa tay vuốt mãi”.

Muốn có cây giống thì phải làm vườn ươm. Ông vào làng tìm năm lao động để làm vườn thứ nhất rộng 200m2 ươm giống bạch đàn, phi lao, keo lá tràm và thông.

Lứa ươm đầu đang hi vọng thì ông bị xốc. Đó là ngày thứ ba, cây giống lớn tầm 30cm, chuẩn bị đem đi trồng thì sáng ngày thứ tư vườn ươm trắng màu muối. Ông đau điếng nhưng kiên nhẫn thuyết phục kẻ xấu, tìm cách bảo vệ cho được vườn ươm thứ nhất và làm tiếp vườn thứ hai 500m2, ươm thêm giống cây dài ngày như lim xanh, dẻ, sao đen…

Có cây giống, ông thực hiện phương thức huy động người dân quê cùng làm doanh nghiệp với mình. Phương thức là: “Doanh nghiệp trả công lao động bằng gạo, đảm bảo đủ ăn trong ngày. Liên tục như vậy cho đến khi thu hoạch. Chủ doanh nghiệp hưởng 20%, lao động hưởng 80% giá trị sản phẩm cây rừng”.

Ông Lê Duy Nguyên (hàng sau cùng, thứ ba bên phải sang) cùng nhân công giải lao giữa rừng

Ông Lê Duy Nguyên (hàng sau cùng, thứ ba bên phải sang) cùng nhân công giải lao giữa rừng

Thấy cách làm thiết thực, 64 lao động làng Đông Hồi tham gia. Đa số họ là phụ nữ nhàn rỗi trong những gia đình đàn ông đi biển hết. Với phương thức này, rừng của ông cũng là của mỗi lao động nên ai cũng ra sức bảo vệ, chăm sóc.

Cuối năm 1993, lứa cây phi lao đầu tiên phủ kín 10ha dọc bãi biển Đông Hồi. Ông mừng lắm nhưng 10ha chẳng thấm tháp gì so với 1.000ha đã nhận. Ý nghĩ này day trở ông, nhất là những ngày ông cùng bà con gánh hàng vạn cây giống, hàng trăm thùng nước, rẽ dây leo chằng chịt, bám từng quả đồi khô khốc để đào hố, trồng và tưới.

Do thấu hiểu từng giọt mồ hôi đổ xuống nên giữa năm 1994, ông quyết định tăng phần gạo trả công. Năm 2000 khi đã trồng được 300ha rừng bạch đàn, keo và 267ha rừng thông, phi lao thì theo nguyện vọng của bà con, ông chấm dứt phương thức này chuyển sang trả công 25.000 - 28.000 đồng/lao động/ngày.

Năm 2004, rừng cho thu hoạch lứa đầu, được 1,5 tỉ đồng. Ông tính, cứ theo kiểu thu hoạch cuốn chiếu thì 10 năm nữa rừng thông sẽ cho 1,2 tỉ đồng nhựa/năm trong chu kì 50 năm. 300ha bạch đàn, keo có giá trị 9 tỉ đồng/năm trong thời gian tái sinh 8 năm…Nhưng ông không dừng lại ở đó. Ông muốn trồng lim xanh.

11 năm sau (2015), ông Nguyên chở tôi “cưỡi” chiếc honda thể thao 155 phân khối, rú máy trườn lên dốc đá, vào rừng. Đi qua vùng rừng bạch đàn cao vút, ông cho hay đã bán được năm lứa “cây kinh tế”, cộng vốn vay ngân hàng, mỗi năm làm một đoạn đường. Chúng tôi đi trên con đường chính dài 10km xuyên cánh rừng rợp bóng, rẽ vào hai ngả đường phụ dài khoảng 2 - 3km.

“Có đường xương cá này mới đi kiểm tra, bảo vệ rừng và khai thác thuận tiện. Đây còn là đường băng cản lửa, ứng phó với hoả hoạn”, ông Nguyên nói. Bên con đường chính, một hồ nước rộng 3ha chứa 500.000m3 nước hiện lên xanh ngăn ngắt. Đây là hồ giữ độ ẩm cho rừng, có nước cho muông thú uống.

Lê Duy Khánh đi kiểm tra 350 bộng ong dưới rừng cây dẻ

Lê Duy Khánh đi kiểm tra 350 bộng ong dưới rừng cây dẻ

Giấc mơ cánh rừng nguyên sinh

Đi qua hồ nước, vượt lên một đoạn dốc hướng về phía đỉnh rừng. Ông Nguyên dẫn chúng tôi và xem rừng lim xanh 13 năm tuổi, thân cây mới to bằng bắp chân. Ông say sưa nói về giấc mơ cánh rừng nguyên sinh: “Nhiều người trồng rừng nhưng ít nghĩ chuyện trồng lim là do phải 100 năm sau mới thu hoạch. Thời gian của cả đời người. Nhưng tôi nghĩ, do chu kì phát triển càng dài nên tính chất bảo vệ môi trường của rừng lim càng bền vững. Mặt khác, lim xanh là cây bản địa, có giá trị kinh tế rất cao”.

Ông tính bài toán về cây lim xanh: “1ha tôi trồng 500 cây nhưng khi thu hoạch chỉ chọn 300 cây. Sau 100 năm, một cây lim xanh cho ít nhất 2 khối. Nếu tính theo giá hiện tại là 30 triệu đồng/khối thì một cây cho 60 triệu đồng. Nếu trồng 600ha sẽ cho gần 11.000 tỉ đồng. Đây là một rừng tiền”.

Ngoài “rừng tiền” từ cây lim xanh, ông Nguyên còn tâm đắc với cánh rừng nguyên sinh ở chỗ “sẽ giữ được nguồn gen của loài cây bản địa quý hiếm trong khi cây lim xanh ở các huyện vùng cao đang có nguy cơ bị mất dần”.

Tôi... truy vấn: “100 năm sau chắc chắn ông không còn sống để hưởng lợi này”. Ông nói: “Đời người bình quân chỉ 70 năm. Đời cây lim 100 năm mới cho khai thác. Để 600ha cây đặc chủng này thành rừng nguyên sinh như tôi mong muốn thì đó là cả hành trình dài. Nhưng nghề trồng rừng, suy cho cùng không nên chỉ lăm lăm tính toán lợi ích trước mắt, có được hưởng lợi trong vài ba năm mới làm”.

Lê Duy Khánh (bên trái) và đại diện đơn vị tư vấn kiểm tra thực địa, chuẩn bị cấp chứng chỉ FSC

Lê Duy Khánh (bên trái) và đại diện đơn vị tư vấn kiểm tra thực địa, chuẩn bị cấp chứng chỉ FSC

Năm 2016, sau khi người cha qua đời, chàng trai Lê Duy Khánh tiếp nối giấc mơ cánh rừng nguyên sinh do cha anh để lại. Theo Khánh, nhiệm vụ chính của anh bây giờ là bảo vệ, cải tạo, tu bổ rừng, tạo độ bền vững cho rừng. Đứng nhìn những cây lim cao tầm 6 - 7m đã 18 năm tuổi, Khánh kể, năm 2019 anh đã thuê một đơn vị tư vấn về đánh giá chất lượng rừng để làm hồ sơ xin chứng chỉ quản lí rừng FSC.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm