| Hotline: 0983.970.780

Hai đám tang và một câu hỏi

Thứ Sáu 13/09/2013 , 09:26 (GMT+7)

Ngày 12/9, dưới cơn mưa tầm tã, kéo dài, trời se lạnh. Nhưng 2 đám tang đã làm “nóng” cả thành phố Thái Bình.

Ngày 12/9, dưới cơn mưa tầm tã, kéo dài, trời se lạnh. Nhưng 2 đám tang đã làm “nóng” cả thành phố Thái Bình. Đám thứ nhất là tang lễ ông Vũ Ngọc Dũng, SN 1963, Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình (gọi tắt là Trung tâm), còn đám thứ hai là tang lễ Đặng Ngọc Viết, SN 1971...

>> Một nạn nhân tử vong trong vụ nổ súng ở Thái Bình

Đám tang ông Vũ Ngọc Dũng diễn ra trong ngôi nhà 5 tầng nổi bật giữa mặt phố Đề Thám, phường Trần Hưng Đạo, là nhà riêng của ông, còn đám thứ hai diễn ra trong một ngôi nhà nằm sâu trong ngõ 345 thuộc tổ 48 phường Kỳ Bá, nhà riêng của Đặng Ngọc Viết. Hỏi bất kỳ người dân nào của thành phố, chúng tôi cũng được nghe kể về sự kiện xẩy ra dẫn đến cùng lúc có hai đám tang trên, có điều mỗi người nói một cách.

Theo thông báo chính thức của cơ quan chức năng, thì vào khoảng 14 giờ ngày 11/9/2013, Đặng Ngọc Viết ăn mặc khá lịch sự, vào Trung tâm (nằm trong trụ sở UBND TP Thái Bình) hỏi ông Phạm Văn Tư, Giám đốc Trung tâm.

Thấy nhân viên nói ông Tư đi vắng, Viết hỏi tiếp phòng ông Dũng. Tưởng đó là một người dân có việc đến liên hệ nên nhân viên vui vẻ chỉ phòng. Lúc đó trong phòng làm việc của ông Dũng, ngoài ông còn có 2 cán bộ là Bùi Đức Xuân và Vũ Công Cương.


Đám tang ông Vũ Ngọc Dũng

Không nói một câu, Đặng Ngọc Viết rút súng bắn thẳng vào đầu ông Vũ Ngọc Dũng khiến ông đổ gục xuống. Tiếp theo, Viết nhằm đầu 2 cán bộ trên nổ súng. Rất may họ kịp né nên đạn chỉ trúng phần mềm. Nghe tiếng súng, ông Nguyễn Thanh Dương và bà Phạm Thị Lan Anh, cán bộ và Phó giám đốc trung tâm từ phòng bên chạy sang, cũng bị Đặng Ngọc Viết nhằm vào đầu nổ súng.

Ông Dương bị bắn trúng mắt phải còn bà Lan Anh bị đạn sượt qua mang tai. Bắn xong, Đặng Ngọc Viết chạy ra sân, lấy xe tẩu thoát. 5 cán bộ trên lập tức được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nhưng ông Vũ Ngọc Dũng đã tử vong.

Theo một số nhân chứng, thì sau lúc nổ súng vào 5 cán bộ trên, Đặng Ngọc Viết đã chạy về quê gốc là xã Trà Giang, huyện Kiến Xương (Thái Bình). Có lẽ đã chuẩn bị từ trước nên mấy ngày trước đó, Viết đã chụp sẵn ảnh chân dung cho mình.

Về quê, sau lúc dặn dò con trai mình mấy việc (vợ chồng Viết đã ly thân, hai con ở với mẹ tại phường Bồ Xuyên, TP Thái Bình, mấy hôm trước Viết đã đưa đứa con trai về quê), Đặng Ngọc Viết đã ra chùa Trà Giang, xin nhà sư trụ trì một bát cơm chay. Dùng cơm xong, Viết ra khỏi khuôn viên chùa, tựa lưng vào tường rồi rút súng chĩa thẳng vào tim, siết cò tự kết liễu đời mình.

Khẩu súng văng xuống ao chùa gần đó. Vụ án đã làm cho dư luận cả tỉnh lúa như một chảo dầu sôi lên sùng sục.

Vì sao lại có vụ án kinh hoàng đó?

Ông Nguyễn Ngọc Ý, Chủ tịch UBND TP Thái Bình và ông Phạm Văn Tư, Giám đốc Trung tâm, cho chúng tôi biết: Thửa đất và ngôi nhà mang số 11 ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá của Đặng Ngọc Viết bị thu hồi gần hết để làm đường nội thị. Tiền đền bù (cả đất và công trình) tổng số trên 500 triệu đồng đã được Đặng Ngọc Viết ký và lĩnh đầy đủ, không có thắc mắc gì.

Với diện tích đất còn lại là 34 m2 của Viết, Trung tâm đặt ra 2 điều kiện: Nếu lấy đất thì sẽ bố trí cho Viết 1 suất đất tái định cư. Trường hợp không lấy đất thì sẽ lấy bằng tiền để tự đi mua đất chỗ khác, Trung tâm sẽ hỗ trợ thêm 53 triệu đồng gọi là hỗ trợ hạ tầng.

Trong một thời gian ngắn, Đặng Ngọc Viết luôn luôn thay đổi yêu cầu, lúc xin được nhận đất, lúc lại xin được nhận tiền, tất cả 4 lần. Lần cuối cùng, Viết nhờ người điện cho Trung tâm xin lấy đất rồi vào Nam. Để chắc chắn, cán bộ Trung tâm đã điện cho Viết rồi nhờ cả anh trai Viết là Đặng Ngọc Vinh điện cho Viết để xác định rõ ràng, nhưng Viết đều không nghe máy.

Mấy hôm trước, Viết từ miền Nam trở về và đến chiều ngày 11 thì gây án. Ông Tư cho biết thêm, bản thân ông và các cán bộ Trung tâm không ai thù oán hay căng thẳng, làm khó dễ cho Đặng Ngọc Viết. Mọi đề nghị lấy đất hay lấy tiền của Viết đều được Trung tâm chấp nhận.

Ông Phạm Văn Lào, tổ trưởng dân phố tổ 48 phường Kỳ Bá, kể: Đặng Ngọc Viết là người hiền lành, tốt bụng, chưa hề có tiền án, tiền sự, chưa hề mất lòng ai trong ngõ 345. Không có tiền thì thôi, nhưng có tiền mà gặp lúc khu phố tổ chức quyên góp vì bất kỳ chuyện gì, Đặng Ngọc Viết cũng hăng hái, nhiệt tình đóng góp, và luôn đóng góp ở mức cao nhất.

Một người hiền lành, tốt bụng, không tiền án tiền sự, luôn đóng góp ở mức cao nhất mọi cuộc vận động ở tổ dân phố. Tuy bị thu hồi nhà, đất, nhưng “Muốn gì được nấy”, muốn nhận đất TĐC hay muốn nhận tiền đều được Trung tâm chấp nhận, như lời của ông Giám đốc Trung tâm. Thế thì vì sao người đó lại phải nổ súng giết người rồi tự giết mình?

Câu hỏi ấy khiến chúng tôi cứ day dứt mãi. Do kẻ gây án đã mang theo câu trả lời xuống mồ, nên lời giải đáp chắc chắn sẽ khiến cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình phải đau đầu. Chỉ biết rằng đây là một bài học đau đớn cho những người làm công tác GPMB các dự án ở tỉnh lúa.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm