| Hotline: 0983.970.780

Hải Dương 981 - cỗ máy ngốn tiền của Trung Quốc

Thứ Sáu 16/05/2014 , 09:03 (GMT+7)

Theo các chuyên gia, giàn khoan Hải Dương-981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến nước này tiêu tốn hàng trăm nghìn USD mỗi ngày.

Nhưng thiệt hại về danh tiếng của Bắc Kinh trên trường quốc tế còn gấp bội.

Kể từ hôm 1/5 đến nay, phía Trung Quốc đã ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương -981 trong vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không chỉ gây bức xúc dư luận trong nước, mà còn vấp phải phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Giàn khoan Hải Dương -981 của Trung Quốc có chi phí đóng gần 1 tỷ USD
Giàn khoan Hải Dương -981 của Trung Quốc có chi phí đóng gần 1 tỷ USD 

Không chỉ hạ đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc còn huy động nhiều tàu dân sự và quân sự cản trở các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, tấn công bằng vòi rồng cũng như hung hăng đâm thẳng vào tàu Việt Nam làm nhiều người bị thương.

Nhưng có một điều lạ lùng hơn, theo các chuyên gia quốc tế, đó là vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan không hề có dầu mỏ, hoặc nếu có cũng không đáng kể. Điều này cho thấy, mục đích thực sự của Trung Quốc không phải vì dầu mỏ khi xâm phạm trái phép vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. 

Thay vì nhắm tới một khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, Bắc Kinh hiện chỉ đơn giản là muốn gây sức ép lớn nhất có thể lên các nước láng giềng, nhằm tối đa hóa phạm vi vùng biển mà nước này mưu đồ muốn kiểm soát trong tương lai, các chuyên gia khẳng định với kênh tin tức tài chính CNBC.

“Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 có ít ý nghĩa thực tế về phát triển tại vị trí lô đó, mà phần nhiều nhằm phát đi một lời cảnh báo có tính toán và rất hung hăng của Trung Quốc tới người Việt nam rằng, họ không hài lòng với hoạt động khai thác của Việt Nam tại đó”, Ernest Bower, chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Mỹ nhận định.

Vị trí giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Vị trí giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Nhưng sau nhiều năm lên kế hoạch khai thác trữ lượng dầu và khí tại Biển Đông, Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC đã chọn một vị trí không thể kém tiềm năng hơn để hạ đặt giàn khoan. Khu vực này có trữ lượng dầu đã được khảo sát và có khả năng khai thác tương đương chưa tới 1 triệu thùng dầu, nhà kinh tế Alexander Metelitsa của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ khẳng định.

Nghiên cứu Khảo sát địa chất Mỹ “không hề xem khu vực này trên Biển Đông là vùng có những bể chứa dầu và khí đáng kể”, ông Metelitsa quả quyết.

Thiệt hại hàng trăm nghìn USD/ngày

CNOOC đã thúc đẩy một cách mạnh mẽ các kế hoạch khoan thăm dò ở các vùng nước sâu, Kang Wu, phó chủ tịch phụ trách châu Á của công ty tư vấn năng lượng quốc tế Facts Global Energy cho biết. Điều đó có nghĩa là phải vươn ra ngoài lãnh thổ.

“Trung Quốc đã khoan thăm dò xa bờ nhiều năm, và hoạt động sản xuất của họ vẫn ổn…nhưng loại dầu mỏ đó đang cạn kiệt”, ông Wu nói. “Nếu muốn mở rộng sản xuất, họ phải vươn ra ngoài”.

Giàn khoan trên có thể là một thông điệp mạnh mẽ của về ý định của Trung Quốc trong khu vực, nhưng nó cũng là một “cỗ máy ngốn tiền”. Theo ước tính của ông Bower, việc vận hành một giàn khoan vì mục đích thăm dò cách xa các nguồn hỗ trợ hậu cần thông thường khiến chi phí lên tới hàng trăm nghìn USD mỗi ngày. CNOOC cho biết họ có kế hoạch duy trì Hải Dương -981 ở vị trí hiện tại cho đến tháng 8.

Hồi tháng 5/2011, CNOOC đã hoạt tất việc đóng giàn khoan nước sâu 981 với chi phí khoảng 925 triệu USD, theo dữ liệu từ công ty của ông Metelitsa. Giàn khoan này đã khoan được giếng đầu tiên tháng 5/2012. Và đến tháng 5 năm nay, giàn khoan dài 114m này đã được đưa phi pháp vào vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, nằm trên thềm lục địa của Việt Nam.

Những ước tính hiện tại cho thấy trữ lượng dầu mỏ trên Biển Đông vào khoảng 11 tỷ thùng dầu và 5,38 nghìn tỷ m3 khí đã được khảo sát và có thể khai thác. Lượng dầu này nhiều hơn cả trữ lượng dầu của Mỹ tại Alaska vào giai đoạn đỉnh điểm những năm 1970, và gấp hơn 2 lần lượng khí đốt tại các mỏ Hugoton ở Kansas, Texas và Oklahoma.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm