| Hotline: 0983.970.780

Hải Dương: Luân canh hiệu quả, bền vững với 5 tầng khai thác

Thứ Hai 13/06/2022 , 16:15 (GMT+7)

Sáng 13/6, UBND huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) tổ chức 'Lễ hội lúa, rươi hữu cơ Tứ Kỳ vụ xuân 2022', cắt băng xuất bán chuyến hàng lúa, chuối hữu cơ đầu tiên trong năm.

Lễ hội được tổ chức tại vùng bãi khai thác rươi cáy thuộc xã An Thanh (vùng có 137 ha được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam) với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng, cùng đại điện các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương và đông đảo người dân huyện Tứ Kỳ.

Lễ hội được tổ chức tại vùng bãi khai thác rươi cáy thuộc xã An Thanh (vùng có 137 ha được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam) với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng, cùng đại điện các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương và đông đảo người dân huyện Tứ Kỳ.

Bà Vũ Thị Hà, Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ cho biết: Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ vụ xuân 2022 được tổ chức nhằm tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá, xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, gắn việc phát triển sản xuất các sản phẩm an toàn với phát triển dịch vụ sinh thái, du lịch trải nghiệm, kích cầu tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Bà Vũ Thị Hà, Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ cho biết: Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ vụ xuân 2022 được tổ chức nhằm tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá, xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, gắn việc phát triển sản xuất các sản phẩm an toàn với phát triển dịch vụ sinh thái, du lịch trải nghiệm, kích cầu tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Theo bà Hà, toàn huyện Tứ Kỳ hiện có 257 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp khai thác, bảo tồn thủy, đặc sản rươi cáy tự nhiên. Tại các vùng sản xuất hữu cơ đã hình thành công thức luân canh hiệu quả, bền vững với 5 tầng khai thác (dưới đất là rươi, bờ ruộng là cáy, tiếp đến là lúa xuân trên ruộng, trên bờ trồng rau ăn lá, rau gia vị và trên cùng là cây ăn quả), tạo ra một hệ sinh thái trong lành và bền vững. Tổng sản lượng nông sản hữu cơ hàng năm khoảng 2.300 tấn/năm (lúa hơn 1.200 tấn, rươi 200 tấn, cáy 90 tấn, chuối 780 tấn), cho thu nhập từ 400 - 450 triệu đồng/ha/năm.

Theo bà Hà, toàn huyện Tứ Kỳ hiện có 257 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp khai thác, bảo tồn thủy, đặc sản rươi cáy tự nhiên. Tại các vùng sản xuất hữu cơ đã hình thành công thức luân canh hiệu quả, bền vững với 5 tầng khai thác (dưới đất là rươi, bờ ruộng là cáy, tiếp đến là lúa xuân trên ruộng, trên bờ trồng rau ăn lá, rau gia vị và trên cùng là cây ăn quả), tạo ra một hệ sinh thái trong lành và bền vững. Tổng sản lượng nông sản hữu cơ hàng năm khoảng 2.300 tấn/năm (lúa hơn 1.200 tấn, rươi 200 tấn, cáy 90 tấn, chuối 780 tấn), cho thu nhập từ 400 - 450 triệu đồng/ha/năm.

Năm 2019, 3 sản phẩm nông nghiệp gạo bãi rươi, rươi cấp đông, cáy cấp đông được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể; được Hội đồng thẩm định tỉnh Hải Dương công nhận đạt sản phẩm OCOP 4 sao. Năm 2021, tiếp tục có thêm 2 sản phẩm là chả rươi và rươi niêu được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Năm 2019, 3 sản phẩm nông nghiệp gạo bãi rươi, rươi cấp đông, cáy cấp đông được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể; được Hội đồng thẩm định tỉnh Hải Dương công nhận đạt sản phẩm OCOP 4 sao. Năm 2021, tiếp tục có thêm 2 sản phẩm là chả rươi và rươi niêu được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Theo bà Hà, khai thác, bảo tồn thủy đặc sản rươi cáy kết hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, sinh vật thủy sinh phát triển bền vững.

Theo bà Hà, khai thác, bảo tồn thủy đặc sản rươi cáy kết hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, sinh vật thủy sinh phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ lễ hội đã diễn ra phần thi gặt lúa trên ruộng rươi của các đội chơi đến từ các xã trên địa bàn huyện Tứ Kỳ. Cuộc thi diễn ra với không khí vui tươi, hồ hởi, báo hiệu một vụ mùa bội thu cho người dân nơi đây.

Trong khuôn khổ lễ hội đã diễn ra phần thi gặt lúa trên ruộng rươi của các đội chơi đến từ các xã trên địa bàn huyện Tứ Kỳ. Cuộc thi diễn ra với không khí vui tươi, hồ hởi, báo hiệu một vụ mùa bội thu cho người dân nơi đây.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (thứ hai từ trái sang), ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (thứ 3 từ phải sang), ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương (ngoài cùng bên phải) trao phần thưởng cho các đội chơi.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (thứ hai từ trái sang), ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (thứ 3 từ phải sang), ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương (ngoài cùng bên phải) trao phần thưởng cho các đội chơi.

Sau phần thi gặt lúa, các đại biểu tiến hành cắt băng xuất bán chuyến hàng lúa, chuối hữu cơ đầu tiên năm 2022.

Sau phần thi gặt lúa, các đại biểu tiến hành cắt băng xuất bán chuyến hàng lúa, chuối hữu cơ đầu tiên năm 2022.

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hạ Long cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI của tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất