| Hotline: 0983.970.780

Hai mươi năm gieo chữ ở làng phong

Thứ Sáu 20/11/2009 , 07:15 (GMT+7)

Làng Vân nằm chênh vênh dưới chân đèo Hải Vân, bên vịnh Đà thành nên bước chân cô Oanh xuyên hầm đường sắt, men theo đường ray, trèo cheo leo trên những ngọn đồi hưu quạnh, đi và về hơn 12 km, mỗi lần đi từ 1- 2 tiếng đồng hồ tùy theo tình hình sức khoẻ. Nhờ có cô Oanh, sự học làng phong Hòa Vân ngày càng khởi sắc.

Cô giáo Hà Thị Thu Oanh (1967), GV trường Tiểu học Hải Vân

Đó là cô giáo Hà Thị Thu Oanh (1967), GV trường Tiểu học Hải Vân, đã gần 20 năm gieo chữ ở làng phong Hòa Vân (thôn Hòa Vân, phường Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng). Phần lớn trong quãng thời gian ấy, cô đến với làng Vân bằng con đường… bách bộ.

 

Làng Vân nằm chênh vênh dưới chân đèo Hải Vân, bên vịnh Đà thành nên bước chân cô Oanh xuyên hầm đường sắt, men theo đường ray, trèo cheo leo trên những ngọn đồi hưu quạnh, đi và về hơn 12 km, mỗi lần đi từ 1- 2 tiếng đồng hồ tùy theo tình hình sức khoẻ. Nhờ có cô Oanh, sự học làng phong Hòa Vân ngày càng khởi sắc. Từ cụ già đến con trẻ đội ơn cô, “phong” cho cô là anh hùng trên bục giảng đối với sự nghiệp trồng người ở làng Vân.

Theo mẹ về làng phong

Chuyện kể về cô giáo mà chúng tôi được nghe thật cảm động. Sau khi cha mẹ chia tay, cô Oanh hồi ấy còn rất nhỏ ở lại với mẹ. Bỗng một hôm, mẹ cô phát hiện mình bị bệnh phong, thời ấy căn bệnh này thật khủng khiếp. Người mẹ lặng lẽ không nói với ai, kể cả cô con gái ruột duy nhất, một mình về làng phong. Từ đó gia đình, bà con không có tin tức.

Rồi cô Oanh lớn lên, tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm Đà Nẵng. Đầu năm 1987 được phân công về dạy trường tiểu học Tiên Lãnh, huyện miền núi Tiên Phước (Quảng Nam) bốn năm. Năm 1990, cô giáo biết được tin mẹ đang ở Hoà Vân, cô cũng như mẹ, một mình lên đường về đây, vừa chăm sóc nuôi dưỡng mẹ vừa dạy học. Thấm thoắt thế mà đã 18 năm trôi qua, bao nhiêu thế hệ học trò đã qua “tay chèo” của cô Oanh. Giờ, thế hệ thứ 2 tiếp tục được cô gieo chữ như bố mẹ các cháu từng được cô chỉ dạy.

Cô Oanh gắn với làng Vân từ ngày lập cơ sở 2 của trường Tiểu học Hải Vân. Trước đây cô Oanh ở làng Vân với mẹ, sau khi lấy chồng cô cùng gia đình vào sống tại đất liền.

Cô Oanh phải men theo đường ray để tới trường "gieo chữ"

Năm 1968, hàng trăm bệnh nhân phong chuyển từ Bệnh viện Cẩm Hải (nay thuộc xã Điện Dương, Điện Bàn, Quảng Nam; do chiến tranh tàn phá) về làng Vân. Từ năm 1998 thành lập thôn Hòa Vân.

Hiện toàn thôn có 307 người/ 102 hộ; trong số đó có 57 bệnh nhân phong đang hưởng chế độ 240 ngàn đồng/ tháng. Đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông - lâm - ngư nghiệp và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân từ thiện. Đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, giao thông cách trở, chỉ đi bộ, đi thuyền. Hiện Hòa Vân là thôn duy nhất không có xe máy, rải rác vài chiếc xe đạp.

Sáng, khi bình minh vừa ló rạng, cô giáo Oanh đã tất tưởi dậy thật sớm. Một ngày của cô bắt đầu bằng những bước bộ hành qua hầm, đèo Hải Vân. Nắng cũng như mưa, ngày nào cô vẫn thoăn thoắt những bước chân ở tuổi tứ tuần, len lỏi lên xuống từng quả đồi để cõng chữ đến với trẻ em làng phong Hòa Vân.

Lần nào cũng vậy, trước khi đi dạy, ngoài sách vở, hành trang cô mang theo là một túi ba lô chứa đủ thứ thiết yếu cho chuyến bộ hành: Nước, ni lông, vài ổ mì hoặc một ít thức ăn chế biến sẵn để lót dạ trước khi trở về và đặc biệt là chiếc đèn pin để đi qua hầm tối om.

Quãng đường mà cô giáo Oanh đến với làng Vân dài hơn 6 km vắt qua những con dốc dựng đứng, hầm đường sắt hiểm nguy rình rập. “Men theo đường ray phải hết sức tinh mắt, thính tai thì mới nhận biết có tàu hay không, bởi tiếng tàu từ xa thường tương đồng sóng biển vỗ bờ. Vào hầm, phải đi cạnh mép, mỗi khi tàu đi quả phải đứng yên không cử động ở phần dành cho người đi bộ tránh tàu. Nếu gặp tình trạng khẩn cấp không vào chỗ tránh kịp thời thì phải nằm ngay xuống mép hầm, không động đậy, nếu không tàu sẽ cuốn đi mất…", cô Oanh chia sẻ những gian nan của mình. 

Bữa cơm đạm bạc của cô Oanh

Cứ đi được vài bước, cô Oanh lại phải ngoảnh lại nhìn, lắng nghe xem tàu có sau lưng không. “Đôi lúc quay lại, dưới màn mưa mờ ảo, giật mình khi thấy đoàn tàu chỉ còn cách mình có một quãng”, cô nói.

Mỗi lần Phòng GD&ĐT quận Liên Chiểu đề nghị đưa cô về thành phố để dạy cô lại chối từ. Cô chỉ mong sao các em có được sự hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để chuyên tâm theo học, và cô cũng vui hơn khi gieo kiến thức đầu đời.

Có những kỷ niệm cô không sao quên được, vì có những đề tài tập làm văn trong chương trình học mà thực tế các em chưa hề được nhìn thấy, nhiều em làm bài nửa chừng bỏ dở, cô giáo hỏi các em trả lời rất cảm động: "Thưa cô! Em chưa bao giờ thấy làm sao em tả được". Điều đó khiến cô xé ruột, thắt lòng…

Cô giáo Oanh đang giảng bài

Lớp học đặc biệt

 

Đường xa vất vả nên ít giáo viên nào bám trụ lâu được 1-3 năm, vậy mà Oanh đã 19 năm ròng rã băng núi, băng rừng để mỗi ngày bên góc sân làng vẫn vang lên tiếng ê a của học trò.

Lớp học của cô giáo Oanh có một điểm đặc biệt không hề giống bất cứ lớp học bình thường nào. 18 em học sinh cùng ngồi chung một lớp nhưng lại chia làm ba nhóm: mười em học lớp 3, năm em học lớp 2, ba em học lớp 1.

Cô giáo như con thoi, hết giảng bài, ra bài cho nhóm lớp 3 lại chăm chút sửa từng nét chữ còn nguệch ngoạc, ngắn dài của mấy cậu học trò lớp 1, rồi quay qua giải toán cho lớp 2. Dạy lớp ghép nên các cô phải soạn đến 2, 3 giáo án.

Dường như cảm nhận được sự vất vả của cô giáo nên tất cả học sinh của chị đều chăm chỉ học hành. Ở đây các em vẫn còn nhiều thiếu thốn, thiệt thòi. Vì vậy, đồng lương ít ỏi của cô Oanh phải san sẻ để các em có thêm những cuốn truyện tranh, những hộp bút chì màu...

Thấm thoắt 18 năm trôi qua, bây giờ có em đã học hết THPT, đi làm ở những xí nghiệp, nhà máy trong thành phố, có em đã vượt khó vươn lên học đến đại học, thậm chí có em đã trở thành đồng nghiệp và tiếp tục sự nghiệp trồng người như cô giáo Oanh của mình.

Hiện thôn Hòa Vân có gần 80 em đang theo học cấp I, II, III (cấp II, III vào học ở đất liền). Từ trước đến nay, thôn Hòa Vân đã có 10 em học ĐH, CĐ, THCN và hiện có 10 em đang theo học. Đặc biệt, có em Nguyễn Thanh Cẩm hiện đang học thạc sĩ và giảng dạy ở trường Cao đẳng Việt - Hàn tại Đà Nẵng).

“Có được ngày hôm nay là nhờ cô Oanh và các cô đã "cõng" chữ ra làng Vân hàng chục năm nay. Các cô đã tạo cho Hòa Vân có bộ mặt mới về giáo dục, đời sống văn hóa, xã hội”, ông Trần Hữu Đức, trưởng thôn Hòa Vân trân trọng, biết ơn.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm