| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng - Quảng Ninh: Lình xình địa giới

Thứ Hai 29/10/2018 , 13:15 (GMT+7)

Ngày 22/3/2018, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng ký văn bản số 1365/UBND-NC gửi UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc quy hoạch tại khu vực địa giới hành chính chưa thống nhất giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh”.

Văn bản này ngay lập tức khiến người dân Quảng Ninh, nhất là nhân dân thị xã Quảng Yên phản ứng gay gắt.
 

Hải Phòng bỗng nhận đất Quảng Ninh

Nội dung văn bản của Hải Phòng như sau: “Theo bản đồ năm 1965 (vẽ, in lại năm 1978) do Cục Đo đạc và Bản đồ nhà nước (nay là Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) thể hiện đường địa giới hành chính giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh chạy từ phà Rừng theo tim sông Bạch Đằng, tiếp vào tim sông Chanh thẳng ra cửa biển sông Bến Giang đi tiếp theo đường hàng hải ra cửa Lạch Miều (phao số 0 của tỉnh Quảng Ninh) thẳng ra vịnh Bắc Bộ”.

20181026-144812124757837
Đầm Nhà Mạc - khu vực đang có rắc rối về phân chia địa giới giữa Hải Phòng với Quảng Ninh (Ảnh: Văn Việt)

Theo đó, toàn bộ đảo Hà Nam (TX Quảng Yên) diện tích 56,52 km2; đầm Nhà Mạc (TX Quảng Yên) 41,42km2; và ½ phường Hà An, gần một ½ vịnh Hạ Long cùng với đảo Quả Xoài, đảo Quả Muỗm (TX Quảng Yên) thuộc thành phố Hải Phòng. Nên những khu này là khu vực chồng lấn, chưa thống nhất địa giới hành chính.

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh không triển khai các quy hoạch và dự án phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực chồng lấn này theo chỉ thị số 362/CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ - PV). 
 

Bỗng dưng tại... bản đồ (?)

Ông Lê Đồng Sơn - Phó Chủ tịch Hội VHNT thị xã Quảng Yên, nguyên Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thị xã Quảng Yên phân tích: "Thực ra, bản đồ được nêu trong văn bản số 1365/UBND-NC của Hải Phòng gửi Quảng Ninh là Bản đồ UTM tỷ lệ 1:50.000 khu vực miền Bắc. Mặt sau của bản đồ này ghi: “Sơ đồ bảng chắp bản đồ UTM tỷ lệ 1:50.000 khu vực miền Bắc, tư liệu về tỉnh giới và huyện giới có đến ngày 1 tháng 11 năm 1977”. Mặt chính ghi: “Xuất bản lần thứ nhất năm 1978”.

Theo phân tích của ông Sơn, chỉ có bản đồ UTM này mới có đường tỉnh giới giữa thành phố Hải Phòng với tỉnh Quảng Ninh như công văn của Hải Phòng. “Như vậy xuất xứ của bản đồ ghi trong văn bản của ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã sai rồi. Văn bản còn quên không nhắc tới đường tỉnh giới giữa hai tỉnh chạy theo lạch sông Giá”, ông Lê Đồng Sơn đánh giá.

Là người dân sinh ra và lớn lên trên đảo Hà Nam từ nhiều đời nay, có điều kiện nghiên cứu lịch sử hình thành đảo Hà Nam, đầm Nhà Mạc, phường Hà An (TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) và lịch sử huyện Thủy Nguyên, huyện An Dương, huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) và thực tế cư dân đang sinh sống trong khu vực gọi là “chồng lấn”, ông Lê Đồng Sơn cho rằng: “Đường địa giới hành chính giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Bản đồ UTM tỷ lệ 1:50.000 xuất bản lần thứ nhất năm 1978 sai hoàn toàn, từ đó dẫn đến những khu vực cho là chồng lấn địa giới giữa hai tỉnh trong văn bản của ông Chủ tịch thành phố Hải Phòng cũng sai”.

Đầu tiên là mảnh ghép sai tên gọi. Mảnh ghép bản đồ đề tên “Quảng Yên” là sai. Toàn bộ đơn vị hành chính trong mảnh ghép này vào năm 1977 là huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh chứ không phải “Quảng Yên”. 

Thứ hai, năm 1977 vẽ đường địa giới Hải Phòng với Quảng Ninh là lạch sông Chanh là sai. Năm 1434 đảo Hà Nam được hình thành. Bãi nhà Mạc là một bãi triều nằm phía nam đảo Hà Nam, thuộc địa phận của xã Phong Cốc (nay là phường Phong Cốc - PV).

Bản đồ huyện An Dương, tỉnh Hải Dương vẽ đời vua Đồng Khánh (1885 - 1889) cho thấy huyện An Dương có các bãi triều Định Vũ (vì kiêng húy tên vua Khải Định nên gọi thành Đình Vũ như ngày nay - PV) và 03 bãi cát đen nằm ngay bên dòng chính sông Bạch Đằng. Sách “Đồng Khánh địa dư chí”, tập 1, Nxb Thế giới, trang 151 chép: “Huyện An Dương (nay là quận Hải An - ND) phía đông giáp giang phận sông Bạch Đằng ở huyện An Hưng tỉnh Quảng Yên...”.

Từ đó, ông Sơn khẳng định: “Như vậy địa giới huyện An Dương là bãi Định Vũ tới giữa dòng chính (lạch sâu) sông Bạch Đằng. Làm sao huyện An Dương gồm cả sông Bạch Đằng, đầm nhà Mạc, đảo Hà Nam được”. 

Thực tế địa lý, giữa đảo Hà Nam và bãi triều Nhà Mạc có một lạch nước sâu (không có tên gọi) chảy qua. Ông Lê Đồng Sơn nêu dẫn chứng: Năm 1962 ông Phạm Văn Đồn nguyên là chủ tịch UBND xã Liên Vị, huyện Yên Hưng (nay là TX Quảng Yên - PV), kiêm phó chủ nhiệm HTX Liên Vị và ông Lê Châu chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Liên Vị, đã huy động xã viên HTX sang bãi nhà Mạc đắp hai đầm nuôi tôm cá, có tên gọi là đầm Đèn (gần cây đèn biển trên sông Bạch Đằng hơn 100ha và đầm “ông Dón” gần 100ha; từ đây, tên gọi con sông Nam được hình thành.

Năm 1964 HTX nông nghiệp Minh Tiến (xã Phong Cốc) và HTX nông nghiệp Yên Hải đã chỉ đạo xã viên HTX sang bãi nhà Mạc đắp đầm nuôi tôm cá. HTX Liên Vị có 2/4 diện tích đầm nhà Mạc, HTX Phong Cốc có 1/4 diện tích, HTX Yên Đông và HTX Hải Yến xã Yên Hải có 1/4 diện tích đầm Nhà Mạc. Như vậy, nửa thế kỷ qua, chưa có văn bản nào của Chính phủ chuyển đầm Nhà Mạc và các HTX, hộ dân ở Nhà Mạc về thành phố Hải Phòng.

Ông Lê Đồng Sơn đề nghị: “Lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh nên sớm thống nhất đường tỉnh giới”.

“Hơn 100km2 đảo Hà Nam, đầm Nhà Mạc, đảo Quả Soài, Quả Muỗm của TX Quảng Yên có tiềm năng rất lớn về phát triển cảng biển nước sâu, khu công nghiệp, khu đô thị và khu văn hóa du lịch… TX Quảng Yên không thể nằm chờ hai tỉnh thống nhất về chuyện chồng lấn này, Hải Phòng đã đề nghị đòi các khu này từ năm 1991, sao đến nay Chính phủ mãi chưa giải quyết chuyện "chồng với lấn" này nhỉ?”.

Ông Lê Đồng Sơn - nguyên Trưởng phòng Văn hóa Thông tin TX Quảng Yên

 

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất