| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng: Tả tơi sau bão

Thứ Hai 27/06/2011 , 08:00 (GMT+7)

Bão số 2 đổ bộ, mưa lớn cộng thêm lốc xoáy gây thiệt hại nặng nề cho TP Hải Phòng. Tang tóc, mất mát bao trùm lên những làng quê đất cảng.

Bão số 2 đổ bộ, mưa lớn cộng thêm lốc xoáy gây thiệt hại nặng nề cho TP Hải Phòng. Tang tóc, mất mát bao trùm lên những làng quê đất cảng.

Bà già cũng phải ra đồng

Bất chấp mưa lớn và gió giật mạnh, người dân và các lực lượng chức năng ở TP Hải Phòng đang tập trung vào nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay: Cứu diện tích lúa chưa kịp thu hoạch.

Theo thống kê của Chi cục QLĐĐ- PCBL TP Hải Phòng, hiện toàn TP mới chỉ thu hoạch được 26.200 ha lúa (đạt 70% tổng diện tích). Số diện tích lúa chưa thu hoạch đang trong tình trạng bị ngập và gãy đổ gây khó khăn trong quá trình gặt. Trong đó Vĩnh Bảo 550 ha, Kiến An 20 ha, Thủy Nguyên 225 ha, Tiên Lãng 100 ha, Kiến Thụy 285 ha...

Lực lượng chủ lực do Bộ Chỉ huy quân sự TP đã huy động 8.384 người; 255 xe ôtô các loại, 89 tàu và xuồng cao tốc, 4 xe thiết giáp vừa giúp dân thu hoạch lúa vừa triển khai các phương pháp tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Nỗ lực cứu lúa trong bão khiến 4 người ở Hải Phòng bị sét đánh chết. 2 người ở huyện An Lão, 1 người ở huyện An Dương và 1 người ở huyện Tiên Lãng. Rất nhiều người khác bị thương trong lúc thu hoạch lúa hoặc sơ tán lúa đã gặt đến nơi an toàn. Nhưng vì "nồi cơm" hầu hết nông dân ở các vùng lúa Hải Phòng vẫn phải bất chấp nguy hiểm để ra đồng.

Cánh đồng xã Thủy Triều (huyện Thủy Nguyên) đông đến mức người già cũng phải ra ruộng tham gia cứu lúa. Vừa kéo xe lúa bị bão quần chỉ còn lại phần hạt rất ít, bà Nguyễn Thị Thép (71 tuổi) ở đội 4, thôn Vinh Triều vừa phàn nàn: "Nhà tôi làm được 4 sào ruộng. Bão về dập tơi bời, lúa đổ rạp hết nên giờ chỉ còn chừng 4 thúng/1 sào. Xót lắm nhưng vẫn phải cố vớt vát được hạt nào hay hạt đấy. 5 con người trong gia đình đều trông vào đây cả, mất vụ lúa này thì không biết lấy gì ăn chú à". 

71 tuổi, cụ bà Nguyễn Thị Thép vẫn phải ra đồng cứu lúa

Song song với việc cứu lúa, lực lượng cứu hộ ở TP Hải Phòng tích cực tổ chức tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là trên biển. Ngày 24/6/2011, 1 bè mảng dịch vụ đang neo ở trong âu cảng bị bục, chìm. Đồn Biên phòng 58 đã cứu sống 2 người trên bè và phối hợp với ngư dân vớt hàng hóa bị trôi dạt. Lực lượng cứu hộ cũng phải cưỡng chế 88 người ở khu vực Cát Bà và vịnh Bến Bèo lên bờ do những người này cố ở lại cứu diện tích nuôi trồng thủy hải sản.

 Tang tóc An Lư

Một cơn lốc xoáy kinh hoàng giống như vòi rồng quét từ đầu xã đến cuối xã An Lư (huyện Thủy Nguyên) với quãng đường gần 3 km. Chỉ trong vòng 10 phút chiều ngày 23/4 cơn lốc đã bao trùm tang thương lên xã nghèo An Lư. Hai đám tang của hai người chết trẻ cùng nỗi đau của hàng trăm người bị thương khiến nhiều người dân An Lư vẫn chưa thể hoàn hồn.

Cơn lốc xoáy khiến chị Bùi Thị Đạt, trú tại xóm Bấc bất lực nhìn đứa con trai Trần Hạ Nguyên (SN 1996) bị gạch ngói văng gẫy chân. Anh Trần Văn Tuấn, xóm An Lập cũng bất lực nhìn ông bố 81 tuổi bị xà nhà bằng xi măng đổ vào người làm gãy 9 xương sườn và tràn dịch màng phổi. Gần 100 người bị thương nặng phải đi cấp cứu.

Nhưng đau đớn hơn cả là anh Trần Văn Bình (31 tuổi) ở thôn An Thắng. Chiều hôm đó, vợ anh là chị Lê Thị Vui (28 tuổi) dù đang mang thai đứa con đầu lòng tháng thứ 8 nhưng vẫn phải đến Cty IAZAWA làm công nhân theo hợp đồng. Hết giờ làm, mặc cho trời mưa gió chị vẫn đi xe máy để về nhà. Chưa kịp đến nơi thì lốc xoáy ập đến. Một cây lớn do cơn lốc nhổ bật gốc đã quật chị Vui văng khỏi xe máy. Phải gần một tiếng sau mọi người mới phát hiện chị Vui nằm chết cách nhà chỉ chừng 15m cùng đứa con đang trong bụng.

Để khắc phục sự cố thiên tai bất thường, UBND TP Hải Phòng đã huy động gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, sinh viên tình nguyện tham gia khắc phục hậu quả. UBND TP Hải Phòng đã quyết định hỗ trợ cho mỗi người bị chết 10 triệu đồng, người bị thương nặng 3 triệu đồng; hỗ trợ cho mỗi gia đình bị sập nhà 10 triệu, nhà bị sập, tốc mái được hỗ trợ từ 2 - 5 triệu.

"Đau đớn quá, chúng tôi đang chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để đón đứa con đầu lòng. Tôi bảo nhà tôi sắp sinh đừng đi làm nữa, nhưng vì nhà khó khăn nên vợ tôi mới cố thêm ít ngày. Người ta mất nhà còn dựng lại được chứ tôi mất vợ mất con thì phải làm sao đây hả trời". Anh Bình khóc vật đau đớn. Căn nhà hai vợ chồng đang ở cùng với bố mẹ đầy nước mắt. 5 sào ruộng bị bão đốn ngã rạ nhưng chẳng ai buồn thu hoạch. Phải đến khi lực lượng bộ đội biên phòng đến giúp mới gặt được một ít.

Cơn lốc xoáy khủng khiếp còn khiến chàng thanh niên Trần Văn Cương (18 tuổi) vừa thì tốt nghiệp THPT đợt vừa rồi bị chấn thương sọ não và mất trong bệnh viện.

Ông Nguyễn Xuân Biên, Chủ tịch UBND xã An Lư thống kê: Toàn xã có 30 ngôi nhà bị sập 100%, 405 ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn, 580 ngôi nhà bị hư hỏng nặng. 12/13 thôn ở An Lư bị lốc xoáy quần tơi tả. Hiện chưa thể thống kê đủ con số thiệt hại nhưng trước mắt các ban ngành chức năng đã hỗ trợ An Lư gần 5 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại nặng nề.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm