| Hotline: 0983.970.780

Hai vụ án đi về đâu?

Thứ Sáu 22/10/2010 , 10:35 (GMT+7)

Dư luận đang trông chờ một cái kết có hậu: Người vô tội được minh oan, kẻ phạm tội sẽ bị trừng trị theo pháp luật và theo đạo lý.

Gia đình thương binh Quản Đắc Họp điêu đứng vì vướng vòng tố tụng

Như chúng tôi đã nêu ở những bài trước, quá trình điều tra của hai vụ án đã nói lên một điều khá rõ ràng: Các điều tra viên (ĐTV) đã đứng hẳn về một phía để tìm mọi cách buộc tội cho phía bên kia, trái hẳn với nguyên tắc điều tra là phải khách quan, vô tư, đúng pháp luật.

>> ''Sự bày đặt của cảnh sát điều tra''
>> Viện ''cãi'' toà, dân kẹt giữa
>> Có bàn tay can thiệp
>> Những vụ án ''gà mắc tóc''

Chính vì vậy mà trong vụ án “cố ý gây thương tích” ở Vân Côn, những kẻ “công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân” là bố con ông Đỗ Đăng Chuyên - Đỗ Đăng Cẩu, cũng như trong vụ án “cố ý gây thương tích” ở ao Cầu Nẩy, những kẻ công nhiên chiếm đoạt đất công, đập phá tài sản của công dân giữa thanh thiên bạch nhật như Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Minh, Hà Huy Trọng… đều không hề bị xử lý, cũng như những kẻ bắt giữ Nguyễn Trường Đại, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Thị Khánh Linh vào chiều ngày 15/2/2004 tại địa phận xã Bình Minh, đều không bị xem xét về hành vi bắt giữ, hành hung người trái pháp luật.

Những hành vi đó của họ thậm chí còn được bao che, như việc cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tây cứ một hai tin vào lời khai của bố con ông Chuyên -  Cẩu, rằng họ xây tường chiếm đất của thương binh Quản Đắc Họp là hợp pháp, vì đất ấy họ đã được xã “cho thuê”, bất chấp những xác nhận bằng giấy trắng, mực đen, dấu đỏ của chính quyền xã rằng xã chưa bao giờ cho họ thuê đất tại vị trí đó. Còn đối với phía bên kia, như trường hợp anh Nguyễn Văn Thuần, vì bảo vệ đất công và tài sản của mình trên đất ở ao Cầu Nẩy, đã bị bọn cướp đất hành hung thành thương tích 25% vĩnh viễn, thì chưa bao giờ cơ quan CSĐT xem xét, điều tra một cách nghiêm túc, tìm ra kẻ nào đã hành hung anh để xử lý theo pháp luật, để đến bây giờ, anh Thuần vẫn đeo vết thương và đeo hận.

Sự thiếu khách quan, thiếu vô tư của cơ quan CSĐT tỉnh Hà Tây trong quá trình điều tra hai vụ án trên đã dẫn đến việc vụ án ở Vân Côn, dẫu đã “họp lên họp xuống”, như lời xác nhận của một vị phó giám đốc Công an tỉnh Hà Tây, mà vẫn chưa một lần được đưa ra xét xử, còn với vụ án ao Cầu Nẩy thì chính đại diện VKSND tỉnh Hà Tây giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm (lần 2) ngày 7/12/2007 đã phải thừa nhận: "Điều sai lầm lớn nhất khi chứng minh tội phạm là CQĐT đã vi phạm nghiêm trọng một số quy định của Bộ luật TTHS trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, đó là sự vi phạm các nguyên tắc về giải quyết vụ án hình sự, được quy định trong BLHS và Bộ luật TTHS. Sự không kịp thời, không khách quan, không toàn diện đã dẫn đến kết cục tai hại”.

Suốt 7 năm nay, vụ án đã gây ra hậu quả, không chỉ tai hại như đại diện VKSND tỉnh Hà Tây đã nói ở trên mà là hậu quả vô cùng bi thảm cho thương binh Quản Đắc Họp và hai người con trai của ông là Quản Đắc Quý, Quản Đắc Thúy. Ông Quản Đắc Họp gần như kiệt sức, bị khủng hoảng tâm lý đến mức không làm ăn gì được, gia cảnh hiện vô cùng khó khăn. Hai con trai ông cũng vậy, tuy làm việc ở Hà Nội nhưng lúc nào cũng trong tình trạng tâm lý bất an.

Quản Đắc Thúy có lần được cơ quan cử sang Thái Lan để tham quan, nâng cao nghiệp vụ nhưng vì đang vướng vòng tố tụng nên không thể đi được. Ngoài hàng chục lần bị triệu tập đến cơ quan điều tra để lấy lời khai, 3 bố con ông Họp đã bị triệu tập ra để nhận tới sáu, bẩy bản Kết luận điều tra (KLĐT) và KLĐT bổ sung, hai bản cáo trạng, để rồi đến bây giờ lại vẫn bị triệu tập ra để trả lời cơ quan điều tra, trong khi sự thực, vụ án vô cùng đơn giản: chẳng có ai hành hung, gây thương tích cho bố con Đỗ Đăng Chuyên, Đỗ Đăng Cẩu cả.

Chỉ cần cơ quan điều tra có cái nhìn vô tư, khách quan, thực hiện đúng những quy định trong BLHS và Bộ luật TTHS, là mọi chuyện trở nên rõ ràng, trong sáng, người vô tội sẽ thoát khỏi vòng tố tụng, kẻ chiếm đoạt tài sản của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Cũng suốt 6 năm qua, ba thanh niên Nguyễn Trường Đại, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Văn Nhân đã phải chịu đựng những hệ lụy bi thảm không kém. Gần 2 năm trong tù, con đường học hành của họ bị dang dở. Đã một lần được tuyên vô tội nhưng rồi họ lại tiếp tục bị lôi trở lại vòng tố tụng do bản kháng nghị “cố đấm ăn xôi” của VKSND tỉnh Hà Tây, rồi vụ án lại trở lại điểm xuất phát ban đầu do bản án tuyên họ vô tội bị cấp phúc thẩm (lần 2) tuyên hủy.

Hai vụ án trên sẽ đi về đâu? Dư luận đang trông chờ một cái kết có hậu: Người vô tội được minh oan, kẻ phạm tội sẽ bị trừng trị theo pháp luật và theo đạo lý.
Bản KLĐT mới nhất mà họ được nhận là bản KLĐT số 49/PC 14 ngày 24/6/2008 của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tây, hai tháng trước ngày tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Trong bản KLĐT này, cơ quan CSĐT đã phải khẳng định không đủ chứng cứ để kết luận Đại, Thuận, Nhân gây thương tích 66,8% cho Phạm Văn Dũng. Nhưng vẫn sử dụng những “nhân chứng” là bọn cướp đất, với những lời khai lủng củng, đầy mâu thuẫn với nhau và với chính mình, KLĐT vẫn cho rằng họ đã hành hung, gây thương tích cho Phạm Văn Hùng 15%, và “vẫn chưa xác định được” kẻ nào đã hành hung gây thương tích cho anh Nguyễn Văn Thuần 25%, nghĩa là bọn công nhiên chiếm đoạt đất công, hủy hoại tài sản công dân, bắt, hành hung người tráI pháp luật vẫn được bênh chằm chặp. Đã hơn 2 năm qua, từ bản KLĐT đó, VKSNDTP Hà Nội vẫn chưa ra cáo trạng.

Sau khi ra khỏi trại tạm giam, những sinh viên trên đã đi học trở lại. Hiện Nguyễn Trường Đại đã trở thành công nhân của một doanh nghiệp nước ngoài. Nguyễn Đức Thuận đã tốt nghiệp Đại học Bách khoa, trở thành trưởng phòng của một doanh nghiệp và đang tiếp tục học để lấy văn bằng 2 tại Học viện Kỹ thuật quân sự. Nguyễn Văn Nhân đã tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, đã trở thành thầy giáo tại một trường THCS trong huyện. Nhưng vòng tố tụng thì vẫn đang quàng quanh cổ họ. (Hết)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm