| Hotline: 0983.970.780

Hầm Thủ Thiêm bị thấm

Thứ Tư 08/08/2012 , 08:21 (GMT+7)

Sáng 7/8, trên nóc đốt giữa hầm Thủ Thiêm (TP HCM) xuất hiện nhiều vết ố đen, nhiều vết trám kéo dài dọc theo nóc hầm ở cả 2 chiều từ quận 1 sang quận 2.

Sáng 7/8, trên nóc đốt giữa hầm Thủ Thiêm (TP HCM) xuất hiện nhiều vết ố đen, nhiều vết trám kéo dài dọc theo nóc hầm ở cả 2 chiều từ quận 1 sang quận 2.

Các vết trám hình xương cá dài từ vài centimet đến vài mét. Ngoài ra, tại những vị trí trám bằng keo này còn có những miếng nhựa màu vàng được gắn vào nóc hầm. Theo một chuyên gia về xây dựng, rất có thể những vị trí từng bị thấm trước đây đã tái phát.


Các vết trám chạy dài trên nóc đốt giữa hầm dìm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn

Trước hiện tượng bất thường này, chiều 7/8, ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP HCM có văn bản trả lời về các "dấu vết lạ" trong hầm Thủ Thiêm.

Theo chủ đầu tư, nhà thầu thi công Obayashi và Tư vấn Giám sát OC đang tiến hành duy tu, bảo dưỡng định kỳ các hạng mục, công trình của đường hầm và sửa chữa một số vị trí thấm phát sinh trong giai đoạn bảo hành đường hầm theo điều kiện hợp đồng. Kết quả quan trắc của Tư vấn Giám sát OC cho thấy, có một số vị trí thấm nhẹ phát sinh trong giai đoạn bảo hành cần sửa chữa.

"Đây là các vị trí thấm ở mức độ nhẹ, nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chí kỹ thuật hợp đồng, xuất hiện trong giai đoạn sau khi đưa vào sử dụng (không trùng lắp với các vị trí thấm đã được sửa chữa trước đây) và đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước kiểm tra, cho phép sửa chữa trong giai đoạn bảo hành", ông Phúc cho biết.

Cũng theo ông Phúc, quy trình sửa chữa thấm bao gồm các bước: khoan lỗ, lắp các đầu bơm, bơm chất chống thấm, tháo các đầu bơm, vệ sinh bề mặt khu vực xử lý... và các hình ảnh được các báo phản ảnh chính là các công đoạn của quá trình xử lý thấm nêu trên.

Công tác sửa chữa thấm cùng công tác duy tu, bảo dưỡng định kỳ đường hầm đang được nhà thầu, tư vấn tiến hành và dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2012. Sau khi sửa chữa, các vị trí thấm sẽ được tiếp tục kiểm tra, quan trắc và báo cáo kết quả với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước.


Các vết trám trên nóc hầm được phát hiện sau khi Sở GTVT TP HCM thông báo duy tu bảo dưỡng hầm Thủ Thiêm

Trước đó, Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã thông báo về việc phân luồng giao thông phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng định kỳ đường hầm sông Sài Gòn ngày 21/7 - 24/8. Trong thời gian 21h - 6h hàng ngày, các loại xe lưu thông qua hầm phải giảm tốc độ và thực hiện theo hướng dẫn của hệ thống biển báo trên đường hoặc hướng dẫn của cảnh sát giao thông và lực lượng điều tiết giao thông.

Hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) là hầm dìm vượt sông duy nhất tại Viêt Nam, là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây của TP HCM. Công trình có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á, dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m, với 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra còn có 2 làn đường thoát hiểm hai bên. Tốc độ thiết kế đạt 60 km một giờ.

Hầm này được khánh thành cùng với toàn tuyến đại lộ Đông Tây ngày 20/11/2011 và được xem như công trình đánh dấu sự phát triển về hạ tầng của TP HCM.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất