| Hotline: 0983.970.780

Hạn chế đầu tư nhà máy thức ăn chăn nuôi vùng ĐBSH

Thứ Tư 25/12/2019 , 20:57 (GMT+7)

Theo định hướng ngành chăn nuôi đến năm 2030, hạn chế mở mới, xây mới nhà máy thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tại cùng ĐBSH. 

Đứng thứ 10 thế giới về thức ăn công nghiệp

Tại hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2008-2019, định hướng phát triển giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040 do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 25/12, Bộ NN-PTNT cho biết đến nay, Việt Nam đã đứng thứ 10 thế giới, đứng đầu ASEAN về sản lượng TĂCN công nghiệp.

Việt Nam đứng đầu ASEAN và thứ 10 thế giới về sản lượng TĂCN công nghiệp.

Từ quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu với tổng công suất thiết kế chỉ 12,0 triệu tấn/năm 2008, sản xuất TĂCN của Việt Nam đã tăng khoảng trên 40 triệu tấn/năm 2018. Trong đó, sản lượng TĂCN công nghiệp liên tục tăng với tốc độ bình quân 8,3%/năm, đạt 18,8 triệu tấn/năm 2018. 

Kết quả này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới, đứng đầu ASEAN về sản lượng TĂCN công nghiệp (Thái Lan đứng thứ 2 với 18,6 triệu tấn, Indonesia đứng thứ 3 vói 18,3 triệu tấn).

Theo định hướng đến năm 2030 của Bộ NN-PTNT, sản xuất TĂCN của Việt Nam sẽ ổn định quy mô công suất thiết kế các nhà máy (NM) công nghiệp với khoảng 40-45 triệu tấn, sản lượng thực tế khoảng 30-32 triệu tấn, chiếm khoảng 70% thức ăn tinh tổng số.

Hạn chế mở mới, xây mới NM sản xuất TĂCN ở vùng ĐBSH nhưng cần khuyến khích đầu tư mới NM mới ở những vùng đang có số lượng nhà máy sản xuất TĂCN thấp và đang có tiềm năng chăn nuôi lớn.

Số lượng các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực đầu tư nhà máy sản xuất TĂCN liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2019.

Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp SX nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp trong nước (bã, men bia, bã dứa, bã sắn, tiết và phụ phẩm lò mổ, vỏ đầu tôm, đầu xương và mỡ cá tra...).

Đồng thời, chuyển phần lớn diện tích đất bãi và một phần diện tích đất ruộng sang thâm canh trồng cỏ và các loại cây nguyên liệu TĂCN bằng các giống năng suất cao, giàu dinh dưỡng. Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này khoảng trên 500 nghìn ha.

Sản phẩm chăn nuôi bước đầu vươn ra xuất khẩu

Tại hội nghị, Bộ NN-PTNT cho biết bên cạnh đáp ứng nhu cầu trong nước, những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã bước đầu vươn ra XK.

Năm 2017 đánh dấu bước ngoặt lịch sử của ngành chăn nuôi gia cầm, lần đầu tiên Việt Nam XK được chính ngạch thịt gà chế biến sang Nhật Bản, một trong những thị trường có yêu cầu khắt khe nhất thế giới. Trong 8 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã XK được khoảng 1.200 tấn thịt gà chế biến.

Thịt gà là sản phẩm đã khởi động cho việc vươn ra xuất khẩu của chăn nuôi Việt Nam.

Về trứng gia cầm, hiện đã có 09 doanh nghiệp Việt Nam XK trứng gà thương phẩm và sản phẩm trứng muối sang các nước như Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia, Lào và Úc; 01 doanh nghiệp XK trứng gà giống sang Myanmar. Năm 2018, trứng XK các loại đạt gần 40 triệu quả (tăng 30% so với năm 2017).

Về sữa và sản phẩm sữa, tính đến năm 2018, cả nước đã có 18 doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch XK sữa và sản phẩm sữa sang 17 nước trên thế giới với tổng sản lượng XK là 11.450 tấn (tăng gần 84% so với năm 2017). Đặc biệt ngày 22/10/2019, Việt Nam đã chính thức XK chính ngạch lô sản phẩm sữa đầu tiên sang Trung Quốc.

Đến nay, mật ong vẫn là sản phẩm chăn nuôi XK truyền thống của nước ta. Tính đến năm 2018, có 41 Cty XK mật ong chủ yếu sang Hoa Kỳ, EU và một số nước khác như Canada, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Philipine, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc, với tổng sản lượng mật ong XK đạt 40.109 tấn, tăng 3,7% so với năm 2017. Hằng năm, Việt Nam đều xây dựng và thực hiện chương trình giám sát tồn dư trong mật ong theo yêu cầu của EU và Hoa Kỳ…

Không ít tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những đột phá trong 10 năm 2008-2019, tại hội nghị, các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội trong ngành chăn nuôi cũng chỉ ra nhiều hạn chế, khó khăn còn tồn tại như:

Chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch; giết mổ nhỏ lẻ còn tồn tại phổ biến, công tác quản lí giết mổ vẫn còn chậm cải thiện, các cơ chế chính sách dành cho lĩnh vực này còn khó khăn trong việc áp dụng… Đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước về ngành chăn nuôi ngày càng thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu…

Giai đoạn 2020, cần tập trung tạo chuyển biến mạnh mẽ, đột phá hơn nữa về khâu giống, thụ tinh nhân tạo; xây dựng hệ thống HTX gắn với chuỗi liên kết theo giá trị; cải thiện môi trường trong của ngành chăn nuôi, cơ chế chính sách về đất đai, đồng cỏ dành cho chăn nuôi.

Đồng thời, đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao chuỗi giá trị gắn với đẩy mạnh XK; đầu tư nguồn lực mạnh mẽ hơn nữa cho khâu SX, chủ động nguồn vacxin phòng chống dịch bệnh nhằm ổn định SX chăn nuôi trong nước…

Xem thêm
Sitto CNB giúp cây trồng khỏe mạnh

ĐBSCL Sitto CNB giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng độ dày của thành vách tế bào, cây trồng kháng sâu bệnh tốt, chịu được sự thay đổi của khí hậu khắc nghiệt.

Nắng nóng kéo dài cộng mùa vụ liên tục, cây lúa đối mặt nhiều bất lợi

Plastimula 1SL là giải pháp hỗ trợ cây lúa vượt qua ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài trong giai đoạn đầu vụ hè thu.

Aquavina đồng hành cùng người nuôi tôm ĐBSCL

Aquavina đặt nền móng cho sự thành công của người nuôi tôm tại ĐBSCL bằng việc cung cấp các sản phẩm thuốc thú y thủy sản chất lượng cao.

Bình luận mới nhất