| Hotline: 0983.970.780

Hạn mặn đắng chát người Hậu Lộc!

Thứ Hai 12/04/2010 , 10:38 (GMT+7)

Hạn hán và nhiễm mặn ở tỉnh Thanh Hoá đã đến hồi báo động. Hiện đã có 5.000ha lúa xuân và gần 1.000ha cói bị hạn và nhiễm mặn một cách trầm trọng...

* Thanh Hóa đã có hàng ngàn ha lúa chết!

Hạn hán và nhiễm mặn ở tỉnh Thanh Hoá đã đến hồi báo động. Hiện đã có 5.000ha lúa xuân và gần 1.000ha cói bị hạn và nhiễm mặn một cách trầm trọng. Số diện tích này khả năng không thể cho thu hoạch được nữa vì có hơn 2/3 đã chết. Riêng xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc được xác định là mất trắng 100% diện tích lúa xuân. Đồng lúa và nhân dân 4 huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, Hoằng Hoá đang đối mặt với khô khát.

 Chúng tôi có mặt ở xã Hải Lộc vào chiều 5/4. Hải Lộc lọt thỏm giữa sự bao bọc bởi 2,8km đường biển và 3,6km đường sông. Đến Hải Lộc những ngày này người ta không kêu đói mà kêu khát. Hải Lộc có 8 thôn, trong đó 2 thôn có đất sản xuất nông nghiệp, 4 thôn làm nghề muối và 2 thôn làm nghề nuôi hải sản và đánh bắt cá ở biển. Đất sản xuất nông nghiệp có 42,5ha chia đều cho 300 hộ dân với 2 ngàn nhân khẩu. Vụ này, xã cơ cấu 37,5ha sản xuất lúa nhưng thực tế chỉ cấy được 26ha và đến thời điểm này có hơn 22ha lúa đã chết hoàn toàn, số còn lại cũng đang lụi dần. 

Ông Trần Minh Luật ngồi thẩn thờ trước 5 sào ruộng lúa đã chết hết và nay khoai, ngô cũng đang lụi dần vì đất nhiễm mặn

Trước tình thế đó, UBND huyện Hậu Lộc chỉ đạo cho Phòng NN, Trạm khuyến nông, thuỷ lợi bám sát địa bàn để cùng nhân dân khắc phục hạn hán. Do nước ở các triền sông đã xuống thấp kỷ lục, nhiều đoạn sông đã lòi đáy cho nên giải pháp chờ nước sông rất khó khả thi. Theo ông Nguyễn Văn Hoằng - PCT UBND huyện thì khó đến mấy cũng phải xắn tay mà làm. Ông Hoằng cho biết: “Toàn huyện có 1.200ha lúa bị nhiễm mặn nặng. Riêng Hải Lộc lúa chết gần như hết toàn bộ diện tích, xã Đa Lộc chết mất 50ha, một số xã khác cũng đã có lúa chết. Những diện tích lúa chết, Phòng nông nghiệp hướng dẫn người dân tìm cây trồng mới thay thế như khoai lang, ngô, dưa hấu, đậu tương. Ngành thuỷ lợi sẽ tiếp cận với sự hỗ trợ của cấp trên cùng với nhân dân đào mương, lắp các trạm bơm dã chiến để dẫn nước từ các con sông về tưới được diện tích nào thì tưới, không thể đứng ngồi chờ trời mưa”.

Những ngày này về Hậu Lộc thật khó gặp cán bộ ở công sở hay người dân ở nhà. Tất cả ra đồng tìm cách cứu lúa. Tiếc thay trời không mưa, mực nước các sông xuống thấp, thuỷ triều dâng lên làm tăng độ mặn ở các con sông và đồng ruộng. Có nơi độ mặn lên đến 16 phần nghìn, vượt xa với chỉ tiêu cho phép. Cho nên một số cây màu thay thế sau khi lúa chết đến nay tỷ lệ sống cũng không cao.

Có mặt trên 5 sào ruộng của mình, lão nông Trần Minh Luật - thôn Đa Phạn, xã Hải Lộc sụt sùi trong cảm giác nghẹn ngào đầy thất vọng về vụ lúa: “Gần 2 triệu đồng đầu tư cho vụ lúa coi như mất trắng. Lúa chết, 11 nhân khẩu trong nhà đã nai lưng ra cày xới làm lại đất tiến hành trồng khoai lang và trồng ngô. Ngỡ rằng trời sẽ mưa nhưng rồi chờ mãi trời cũng vậy. Tỷ lệ cây khoai lang sống giờ chỉ còn 40%, còn ngô nẩy mầm không được là bao”. Ngoài sản xuất 5 sào ruộng ra, gia đình ông Luật không có nghề phụ mà chỉ chăn nuôi nhỏ lẽ kiếm tiền cho các con ăn học. Nếu như dư nợ ngân hàng của toàn xã là 20 tỷ đồng thì riêng gia đình ông Luật cũng đóng góp trong đó 22 triệu đồng. Tính toán của chúng tôi thì chỉ tính riêng tiền lãi suất phải đóng cho ngân hàng mỗi tháng cũng gấp 3 lần tổng thu ngân sách cả năm của xã Hải Lộc.

Trong khi nhân dân hai thôn trồng lúa đang khao khát có giọt nước mưa của trời để cứu cây trồng thì 4 thôn trong xã làm nghề muối lại mong trời nắng. Thế mà tiếp xúc với diêm dân chúng tôi thấy họ không vui vì bao nỗi truân chuyên của nghề muối vẫn không mang lại cuộc sống thoát khỏi đói nghèo đối với họ. Bởi lẽ, được mùa muối nhưng lại mất giá. Giá muối càng ngày càng xuống thấp. Chủ nhiệm HTXDV muối Hải Lộc Nguyễn Văn Hùng than thở trong vị mặn chát: “Đầu vụ giá muối 1.000đ/kg, sau đó xuống 800đ/kg, nay rớt xuống còn 600đ/kg cũng không có nơi tiêu thụ”.

Khó khăn chồng chất khó khăn, nhân dân Hải Lộc bây giờ ra ruộng thì lúa chết vì nhiễm mặn, về nhà nước sinh hoạt cũng bị nhiễm mặn. Bà Trịnh Thị Huyên - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Tất cả các bể chứa nước mưa của người dân gần như cạn kiệt. Các giếng khoan đều đã nhiễm mặn. Nhiều hộ dân đã phải chèo đò vượt 1km qua sông Lạch Trường mua nước ngọt bên kia sông về pha với nước giếng khoan của nhà để dùng”.

Hiện huyện Hậu Lộc đã lắp đặt 1 trạm bơm dã chiến tại trạm bơm Thiều Xá để tăng cường bơm nước đổ xuống sông Trà Giang cấp cho vùng tây kênh De và tạo nguồn cho vùng đông kênh De. Hai máy bơm dã chiến được đặt tại bờ kênh De để bơm nước cứu 150 ha lúa của xã Minh Lộc. Lắp đặt đường ống chìm dẫn qua kênh De để cấp nước cho trạm bơm Minh Lộc hoạt động. Hoàn thành thi công phá đá cửa vào trạm bơm Hoằng Khánh với khối lượng 3.000 m3 nhằm cải thiện dòng chảy để tăng số máy bơm hoạt động và tăng số giờ bơm trong ngày. Nạo vét cửa vào sông Lèn với khối lượng 25.000 m3. Hoàn thành nạo vét kênh kênh Hưng Long dài 5 km, khối lượng hơn 80.000 m3 dẫn nước cho trạm bơm Xa Loan. Sức người Hậu Lộc đang vật lộn cơn hạn khủng khiếp chưa từng thấy...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm