| Hotline: 0983.970.780

Hạn, mặn song hành

Thứ Tư 27/01/2016 , 10:05 (GMT+7)

Chiều 26/1, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Cục trưởng Cục Trồng trọt Ma Quang Trung dẫn đầu đến làm việc với Sở NN-PTNT Kiên Giang về công tác phòng, chống hạn, mặn.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Kiên Giang Nguyễn Huỳnh Trung cho biết, từ cuối tháng 12/2015 đến nay, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn cùng kỳ từ 0,1 - 0,2m.

Tại Kiên Giang, lượng nước đầu nguồn đổ về giảm, lượng mưa mùa khô không đáng kể nên mực nước nội đồng khá thấp. Vùng Tứ giác Long Xuyên mực nước thấp hơn cùng kỳ 0,07m, vùng Tây sông Hậu thấp hơn 0,1m. Nước mặn bắt đầu xâm nhập vào các tuyến kênh chính chưa có cống ngăn mặn từ cuối tháng 11/2015, sớm hơn 1 tháng so với năm 2014.

Cụ thể, độ mặn 4%o hiện đã xâm nhập vào đất liền từ 4 - 10km trên các tuyến kênh Rạch Giá - Long Xuyên, Rạch Giá - Hà Tiên và Cái Lớn.

Riêng đối với sản xuất lúa, hạn mặn đã gây thiệt hại nặng nề, khiến hàng chục hộ nông dân ở các huyện vùng U Minh Thượng bị mất trắng vụ lúa Tết.

Cụ thể, toàn vùng gieo cấy được 57.899ha lúa mùa (lấp vụ trên nền đất nuôi tôm) thì đã có 27.338ha thiệt hại không thể thu hoạch, diện tích còn lại thiếu nước tưới trầm trọng, năng suất sụt giảm, chỉ còn 3,28 tấn/ha.

Bị thiệt hại nặng nhất là huyện An Minh trên 14.000ha, Vĩnh Thuận hơn 8.000ha và An Biên 4.542ha. Ngoài ra, có 3.361/33.447ha lúa đông xuân của nông dân trong vùng cũng bị thiệt hại và khoảng 1.200ha thiếu nước tưới, ảnh hưởng năng suất.

Theo ông Nguyễn Huỳnh Trung, ảnh hưởng của El Nino có thể kéo dài đến tháng 6/2016 nên khô hạn, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục kéo sang đến vụ hè thu của vùng U Minh Thượng và một phần huyện Gò Quao với diện tích khoảng 12.500ha; vụ xuân hè ở huyện Giang Thành diện tích 5.000ha.

Cục trưởng Cục Trồng trọt Ma Quang Trung đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang đánh giá lại diện tích và mức độ thiệt hại do hạn, mặn gây ra để đoàn trình Bộ NN-PTNT hỗ trợ theo quy định.

Để chủ động phòng, chống hạn, mặn, ngay từ đầu mùa khô, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã cho đóng toàn bộ hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt ven biển. Ngoài ra còn triển khai đắp được 76/89 đập tạm ở các cửa sông chưa có hệ thống cống ngăn mặn, phục vụ sản xuất.

Ngoài SX nông nghiệp, hạn, mặn còn làm đảo lộn đời sống người dân, nhất là nguồn nước sinh hoạt. Ông Đào Thanh Hóa, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang cho biết, 2 huyện An Biên và An Minh có tới 9/11 xã ven biển chưa có hệ thống nước máy.

Đã thế khu vực này cả nước mặt và nước ngầm đều nhiễm mặn, không thể khoan cây nước. Người dân phải đổi nước từ nơi khác chở đến với giá khá cao.

Nếu nước mặn xâm nhập vào các tuyến kênh trên đất liền từ 10km trở lên, sẽ có khoảng 200.000 dân bị thiếu nước sinh hoạt. Riêng đối với các xã đảo thuộc huyện Kiên Hải, hiện nguồn nước từ các suối đã bắt đầu cạn kiệt, trong khi lượng nước trong hồ chứa chỉ còn khoảng 2/3 dù chưa khai thác.

Nếu hết nguồn cung thì buộc phải chở nước từ đất liền ra đảo phục vụ sinh hoạt với giá rất đắt đỏ (có năm lên đến 150.000 đồng/m3).

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm