| Hotline: 0983.970.780

Hàn Quốc điều xạ thủ diệt lợn hoang gần biên giới với Triều Tiên

Thứ Ba 15/10/2019 , 09:48 (GMT+7)

Hàn Quốc sẽ điều xạ thủ quân đội và thợ săn dân sự tới khu vực biên giới phía bắc để diệt lợn hoang nhiễm tả lợn châu Phi đi lang thang nếu có.

 

Xạ thủ quân sự và thợ săn dân sự dự kiến được triển khai tới Paju, Hwacheon, Inje, Yanggu và Goseong từ ngày 15/10 để diệt lợn hoang, Bloomberg dẫn lời giới chức Hàn Quốc cho biết. Số lợn cần diệt sẽ được quyết định trong hôm nay. Nếu chiến lược này hiệu quả và an toàn, Seoul sẽ cân nhắc triển khai thêm binh sĩ và mở rộng phạm vi săn bắn.

Theo Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc, chính phủ còn sử dụng UAV tầm nhiệt để tìm kiếm lợn nhiễm tả lợn châu Phi ở gần đường kiểm soát dân sự. Những biện pháp tăng cường này nhằm loại bỏ lợn hoang tại các khu vực như Incheon, Seoul Goseong và sông Bukhan.

Nhà chức trách Hàn Quốc trước đó phát hiện 5 con lợn hoang chết trong hoặc gần khu vực biên giới trong tháng 10, đều dương tính với tả lợn châu Phi. Điều này cho thấy loại virus này có thể đang lan ra từ Triều Tiên.

“Cho đến nay, cơ quan thú y Hàn Quốc đã ngăn ngừa được tả lợn châu Phi lan từ biên giới xuống phía nam”, Chương trình giám sát dịch bệnh mới nổi (ProMED) của tổ chức Xã hội quốc tế về dịch bệnh truyền nhiễm cho biết. “Virus lây lan từ Triều Tiên, khả năng cao là qua lợn hoang, sẽ thách thức nỗ lực của Seoul”.

Trong báo cáo gửi Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) hôm 30/5, Bộ Nông nghiệp Triều Tiên cho biết dịch tả lợn châu Phi gần như không ảnh hưởng tới quốc gia này. Dịch chỉ làm 22 con lợn chết trong một trang trại gần biên giới với Trung Quốc, cách thủ đô Bình Nhưỡng 260 km về phía Bắc. Cơ quan này sau đó không cung cấp thêm thông tin cập nhật.

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cũng chỉ có báo cáo trên và đang chờ được phê duyệt để cử phái đoàn tới Triều Tiên, Wantanee Kalpravidh, quản lý khu vực tại Trung tâm Khẩn cấp về Dịch bệnh động vật xuyên biên giới của FAO ở Bangkok, nói.

Hàn Quốc từng nhiều lần đề nghị Triều Tiên phối hợp phòng ngừa dịch bệnh lây lan nhưng Bình Nhưỡng chưa có phản hồi.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm