| Hotline: 0983.970.780

Hàng chục học sinh Hà Nội nhập viện vì cúm H1N1

Thứ Tư 22/01/2014 , 14:48 (GMT+7)

Từ 19/1 đến nay đã có 41 học sinh trường THPT Trí Đức (Hà Nội) nhập viện với các biểu hiện của bệnh cúm: sốt cao, ho, viêm đường hô hấp…

Từ 19/1 đến nay đã có 41 học sinh trường THPT Trí Đức (Hà Nội) nhập viện với các biểu hiện của bệnh cúm: sốt cao, ho, viêm đường hô hấp… Kết quả xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với cúm H1N1- chủng gây đại dịch năm 2009.

Số học sinh này được nhà trường chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Sau khi theo dõi 1,2 ngày hầu hết các em đều đã được xuất viện. Một số trường hợp vẫn sốt được chuyển đến khoa Nhi điều trị.

Bệnh viện đã báo cáo lên Bộ Y tế, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội để tiến hành xử lý ổ dịch. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.


Hầu hết trẻ sau 1-2 ngày theo dõi đều đã được xuất viện

Có nguồn gốc từ lợn, cúm H1N1 bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, tốc độ lây lan cao. Tại Việt Nam, hàng nghìn người đã nhiễm virus cúm và hơn 50 người tử vong. Sau giai đoạn bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, cúm H1N1 hiện lưu hành như một chủng cúm mùa thông thường.

Kết quả xét nghiệm tại các điểm giám sát cúm trọng điểm quốc gia gần đây cho thấy, chủng virus cúm lưu hành trên người thời gian qua chủ yếu là H3N2, H1N1 địa dịch và cúm B.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, hiện các tỉnh phía Bắc đang bước vào mùa cúm vì thế dù là người dân cũng cần cảnh giác. Không chỉ cúm A(H5N1), A(H7N9) mới nguy hiểm mà cúm mùa thông thường cũng có thể gây bội nhiễm viêm phổi, khó thở, thậm chí gây tử vong do suy hô hấp, suy đa tạng.

"Đặc biệt cúm về mùa đông thường diễn biến nặng hơn. Nguy cơ tử vong cao hơn ở người già, trẻ em, thai phụ hoặc người mắc bệnh mãn tính. Trên thế giới mỗi năm ghi nhận 250-500.000 ca tử vong vì cúm", bác sĩ Hà nói.

Mới đây, Bệnh viện cũng tiếp nhận một ca cúm mùa H3N2 cũng rất nặng phải thở máy. Bệnh nhân 52 tuổi, có tiền sử nghiện rượu nhiều năm, gia đình nghèo nên xin về không điều trị.

Ngoài ra, hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đang điều trị một ca viêm phổi nặng nghi ngờ cúm. Đây là bệnh nhân nữ, 40 tuổi, ở Thanh Oai, Hà Nội nhập viện vào ngày thứ 4 của bệnh trong tình trạng nặng, suy hô hấp, tổn thương phổi, phải thở máy. Khai thác tiền sử thì gia đình có gà chết. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đã được lấy xét nghiệm để xác định chủng gây bệnh.

Để phòng bệnh, người dân cần chú ý rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; đảm bảo nơi ở, nơi làm việc thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng, khí trời; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.

Khi bị cúm thì nên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi. Bên cạnh đó, người dân có thể đi tiêm vắcxin để phòng bệnh. Những trường hợp sốt cao, khó thở cần đến cơ sở y tế ngay, không được chủ quan để ở nhà.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm