| Hotline: 0983.970.780

Hàng lậu tung hoành biên giới

Thứ Tư 30/10/2013 , 10:10 (GMT+7)

Từng đội xe 5-7 người chạy ầm ầm trên con đường đầy ổ gà chằng chịt; những chuyến hàng lao vun vút xé toang mặt nước... Giới buôn lậu đường và thuốc lá đang hoạt động ngày càng mạnh và táo tợn hơn tại khu vực giáp ranh biên giới Campuchia.

Từng đội xe 5-7 người chạy ầm ầm trên con đường đầy ổ gà chằng chịt; những chuyến hàng lao vun vút xé toang mặt nước... Giới buôn lậu đường và thuốc lá đang hoạt động ngày càng mạnh và táo tợn hơn tại khu vực giáp ranh biên giới Campuchia.

Ào ào cập bến

Tết Nguyên đán 2014 chỉ còn vài tháng, thời gian này, giới buôn lậu bắt đầu hoạt động mạnh mẽ, thường xuyên hơn. Chúng tôi có mặt tại địa bàn xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa (Long An), nơi được coi là một trong những khu vực được giới buôn lậu đưa hàng về nhiều nhất.

Nhiều nguồn tin cho biết, phía bến đò Lộc Giang là điểm tập kết và trung chuyển hàng lậu chính để đưa đi Long An và một số khu vực khác. Từ ngã ba Lộc Giang, men theo con đường đất khá gồ ghề và vô vàn ổ gà, ổ voi, chúng tôi tiến gần hơn vào địa phận của giới buôn lậu.

Thật ngoài sức tưởng tượng, đập vào mắt chúng tôi là từng tốp xe máy 5-7 người chạy rầm rầm, mỗi xe chở 4-5 bao tải đường cát và thuốc lá. Cứ cách 7 đến 10 phút là có một tốp người đi ra như vậy, mặc cho đường ổ gà như mê cung, họ vẫn đi với tốc độ nhanh, luồn lách rất khéo léo.

Tất cả hàng hóa đều được bọc trong những bao tải đen và có từ 2 đến 3 nhóm chở đi. Lạ một điều, khi chúng tôi xuất phát từ ngã ba của thị trấn đi thẳng con đường này tới bến đò thì lại không thấy bóng một người nào, mãi tới gần khu vực đò mới bắt gặp.

Lần theo đội xe buôn lậu mới hay, họ chia thành từng nhóm nhỏ và bắt đầu tấp vào một số nhà dân trong hẻm để cất hàng, sau đó lại quay ra tiếp tục chuyến khác. Lúc này vào khoảng gần 9h sáng, giữa ban ngày, đường đầy người, họ vẫn chở hàng ngang nhiên, táo tợn.

Khu vực bến đò Lộc Giang khá heo hút, vì phải đi vào sâu trong một cái hẻm nhỏ chúng tôi mới tìm ra. Tại đây, có tới 7 chiếc ghe đang đậu san sát nhau, tập hợp thành một “khu vực” lý tưởng.


Ghe chở đường và thuốc lá lậu tại bến đò Lộc Giang

Tất cả lô hàng chúng tôi quan sát được chủ yếu đường cát trắng đựng trong bao tải 50 kg và thuốc lá Jet. Dù chúng tôi xuất hiện nhưng những người này không cần canh chừng, phía trên bờ khoảng chừng 20 chiếc xe máy xếp thành một hàng dài chờ để lấy hàng và đem đi.

Theo điều tra, những chuyến hàng được chở về theo đường sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ các khu vực biên giới giáp với Campuchia. Hai nguồn lấy hàng là từ khu vực biên giới của xã Mỹ Quý Đông thuộc huyện Đức Huệ và cửa khẩu Mộc Bài (huyện Bến Cầu, Tây Ninh).

Chỉ cần qua khỏi bến đò Lộc Giang, men theo con đường đất thuộc ấp Phước Long (xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) là có thể thấy những chiếc ghe chạy như xé nước tại con rạch sát trục đường. Cứ vài phút là có một chiếc chạy qua, ào ào, rầm rộ và không cần để ý đến bất kỳ ai.

Anh B.D, cũng đã từng chở hàng lậu cho biết: “Mỗi lượt như vậy, một tay dày dặn kinh nghiệm chỉ mất khoảng chừng chưa đầy 30 phút để giao hàng, kiếm được khoảng 130-150 nghìn đồng/chuyến. Trước đây, tôi chạy xe chở hàng lậu cũng trên chục chuyến/ngày, từ tờ mờ sáng cho tới tối. Tiền nhiều nên bỏ hết công việc để làm, đến khi gia đình khuyên ngăn quá tôi mới không đi nữa”.

Chị N, chủ một quán nước ven đường (ấp Phước Long, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng) nói: “Lúc nào tụi buôn lậu cũng hoạt động rầm rập từ sáng tới tối, vì con đường 825 này là trục đường chính của chúng mà. Chị bán hàng ở đây nên thấy hoài, chúng chở chủ yếu là đường cát và thuốc lá”.

Chị tiếp tục chỉ cho chúng tôi tới khu vực cửa khẩu Mộc Bài vì đây là nơi đường và thuốc lá lậu về nhiều nhất, được đưa đi tiêu thụ ở nhiều khu vực như Tây Ninh, Long An, TP.HCM.

Những xe hàng xuyên đêm

Khoảng quá trưa, chúng tôi có mặt tại cửa khẩu Mộc Bài. Theo chân một tay xe ôm, chúng tôi được đưa đến khu vực phía bên hông của cửa khẩu, biển hiệu trên đường chỉ đây là khu vực siêu thị miễn thuế.

Vừa dừng chân chưa đầy 5 phút, lập tức có 2 tay xe ôm áp sát vào và hỏi thăm rất “tận tình”: “Ủa, các anh từ đâu đến đây? Anh đi đâu? Làm gì ở đây?”. Vừa nói, một tay đi dần lên phía trước mũi xe, tay kia xuống cuối xe, vờ như nghe điện thoại.

Tự giới thiệu mình là người của một đại lý đường và thuốc lá tại TP.HCM lên đây đi kiếm hàng, gã đứng ở đầu xe còn khá ngờ vực và bắt đầu dò hỏi địa chỉ. Phải đấu trí với gã gần 30 phút, tôi mới được “thở” và bắt đầu nói chuyện giao dịch. Tuy họ đã tạm tin, nhưng vẫn theo sát vì còn chút ngờ vực, chỉ cần sử dụng điện thoại là hỏng ngay.

Một tay bắt đầu tiết lộ: “Con đường ruộng nhỏ kia kìa, chúng tôi lấy hàng từ bên Campuchia và men theo nó về đây. Hoạt động chủ yếu vào ban đêm, đến tờ mờ sáng thì dừng. Hàng sẽ tập kết ở bển, bên này sẽ cho xe máy đến xé lẻ mỗi xe 2 bao đường và 1 thùng thuốc lá, tuồn về các bãi chứa gần cửa khẩu”.


Từng tốp xe máy “ăn” đường và thuốc lá lậu tuồn vào Việt Nam

Hắn nói thêm, để đề phòng có nhà báo hay công an trà trộn điều tra, luôn có những nhóm canh gác ở những ngã ba trọng điểm đi vào. Vì chỗ này gần bến xe, nhiều người lạ qua lại, nên khu vực này được “quản lý” khá nghiêm ngặt, ai lạ mặt lai vãng là biết liền.

Sau một hồi trò chuyện, chúng tôi vờ đặt mua 50 bao đường loại 50kg, một gã lắc đầu tỏ vẻ e ngại. Theo lời gã, đường về đây được xé lẻ và tuồn đi khắp nơi, chờ người đặt hàng thì đem bán. Nếu muốn có một số lượng lớn, trừ khi lo được đường đi, chứ gã chỉ có thể giúp đưa hàng qua biên giới và ăn tiền “huê”.

Một số cánh chở hàng cũng sáp vào nói “khó”, dạo này biên phòng thắt khá chặt, chỉ có thể đặt ít và gần khu vực Tây Ninh hay Đức Hòa gì đó còn may ra, chứ về TP.HCM thì không nổi. Gã đưa cho chúng tôi số của một bà trùm buôn lậu tên D và căn dặn “anh em” dẫn đến gặp để xem có đặt hàng được không, vì tay này buôn bán hàng lậu lớn nhất ở đây.

Oái oăm thay, một kẻ khác lập tức ngăn lại và gằn giọng: “Không được, chị D không muốn gặp người lạ hay nói chuyện điện thoại, với lại chị cũng đang bận, không muốn bàn bạc gì cả”. Qua cuộc trao đổi và gợi mở với mục đích gặp được tên trùm này, chúng vẫn một mực không chịu và bắt đầu tản hết.

Sau khi được một nguồn tin cho biết, đêm nay sẽ bắt đầu có hàng lậu chở về lúc 1h và kéo dài tới gần 5h sáng, chúng tôi đã phục tại một bụi cỏ ven đường. Tuy nhiên, đêm đó hàng không về do hàng bên Campuchia bị trục trặc, mọi lái tụ tập quanh khu vực đồng loạt giải tán.

Tiếp tục trong đêm thứ 2, chúng tôi cũng đã mất công vì hàng vẫn không về. Phải tới đêm thứ 4 liên tiếp chờ đợi, đường và thuốc lá lậu mới bắt đầu được chuyển đi. Lúc này hơn 12 giờ khuya, tất cả đèn đường đã tắt, mọi ngóc ngách đen kịt, những tay chở hàng dừng chân tại quán nước cũng bắt đầu khởi hành.

Có gần hai chục thanh niên đã có mặt sẵn, men theo con đường tiểu ngạch để lấy hàng. Những người đi qua con đường này chỉ có duy nhất giới buôn lậu, những người muốn qua casino Campuchia đánh bạc cũng phải được chúng cho phép.

Khoảng hơn 1h đêm, hai chiếc xe máy đầu tiên bắt đầu đi ra khỏi đường, trên xe là 2 bao đường trắng cộng với một thùng giấy (thuốc lá lậu được bỏ vào đây), lao đi vun vút trong đêm. Khoảng gần 30 phút sau, tiếp tục những chuyến tiếp theo bắt đầu chuyển hàng. Riêng trong đêm đó, chúng tôi tính sơ cũng phải tới hơn 20 lượt xe chở đường và thuốc lá lậu từ Campuchia chạy vào địa phận Việt Nam.

Ngay sáng hôm sau, chúng tôi ghé vào đại lý sơn Lộc Phát (sát cửa khẩu Mộc Bài, huyện Bến Cầu, Tây Ninh) để hỏi mua đường và thuốc lá với số lượng lớn. Hơi chột dạ, chủ đại lý trả lời ấp úng và nói cửa hàng sơn này chỉ có “gạo”?!

Sau vài câu nói chuyện, chị ta bảo hàng nay ít, không đủ cung cấp và bắt đầu đánh trống lảng, ra hiệu “tiễn khách”. Khoảng chừng ít phút sau, lập tức có 2 lái vào lấy hàng đưa đi tiêu thụ, chị ta liền ra hiệu dừng lại và chỉ trỏ về phía chúng tôi, ánh mắt không chút thiện cảm…

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm