| Hotline: 0983.970.780

Hàng loạt công trình thủy lợi tắc vốn

Thứ Năm 19/04/2012 , 09:52 (GMT+7)

Bước sang năm 2012, ngay cả mối ưu tiên đặc biệt trong nông nghiệp này cũng bị lâm vào tình trạng “khát” vốn trầm trọng…

Có thủy lợi thì mới có sản xuất bởi vậy trong nông nghiệp các công trình thủy lợi luôn được ưu tiên đặc biệt về nguồn vốn. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, ngay cả mối ưu tiên số một này cũng bị lâm vào tình trạng “khát” vốn trầm trọng…


Năm nay, xây dựng thủy lợi vô cùng thiếu vốn

Nhiều công trình phải tạm dừng

Theo kế hoạch phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015, tổng nguồn vốn Bộ NN-PTNT được giao vẻn vẹn 14.000 tỉ đồng. Mặc dù Bộ đã ưu tiên tập trung toàn bộ nguồn lực này để chi cho đầu tư thủy lợi nhưng so với nhu cầu thực tế số tiền được phân bổ thực chỉ như “muối bỏ biển”.

Vì vậy, đã có 5 dự án công trình vừa mới khởi động đã buộc phải tạm dừng: Công trình chống lũ TX Bắc Kạn; kênh Xéo Mát – Cái Vồn, kênh Xã Tàu – Sóc Cho (Đồng Tháp - Vĩnh Long); hồ chứa nước Bản Lái (Lạng Sơn); hồ Mỹ Lâm (Phú Yên). Ngoài ra, còn hàng loạt công trình trọng điểm, cấp bách rải khắp cả nước cũng gồng mình kéo dãn tiến độ. Hợp phần hệ thống kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã với tổng mức đầu tư 4.315 tỉ đồng là công trình phát huy hiệu quả của hồ Cửa Đạt, có nhiệm vụ tưới tự chảy cho 32.000 ha, thay thế hơn 100 trạm bơm lớn nhỏ dọc sông Chu, sông Mã, sông Cầu Chày. Công trình dự án đã khởi công được vài năm nay nhưng do nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thời gian qua luôn không đủ cân đối nên mới chỉ giải ngân được 141 tỉ đồng.

Bộ NN-PTNT đã chủ động tìm nguồn vốn tài trợ của ADB đầu tư một phần hệ thống kênh, số vốn còn lại để hoàn thành dự án là 2.400 tỉ đồng vẫn phải trông chờ vào nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Nhưng với áp lực nguồn vốn khó khăn như hiện nay, trong giai đoạn 2012-2015, Bộ cũng chỉ có thể phân bổ thêm 810 tỉ đồng để xây dựng 16 km kênh chính nối từ hồ Cửa Đạt đến hợp phần dự án ODA để phát huy hiệu quả đầu tư phần vốn vay đồng thời đảm bảo cam kết với nhà tài trợ. Phần còn lại buộc phải giãn tiến độ đầu tư sau năm 2015 với số vốn tương ứng là 1.440 tỉ đồng.

Hồ Bản Mồng (Nghệ An) có mức đầu tư 3.744 tỉ đồng, đã giải ngân được 350 tỉ, hiện đang thi công các hạng mục phục vụ mặt bằng công trình đầu mối và tái định cư nhưng 3 năm tới cũng chỉ tiếp tục bố trí 240 tỉ đồng để thanh toán các hạng mục dở dang đến điểm dừng kĩ thuật. Công trình đập thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang ở Hà Tĩnh là một dự án đa mục tiêu: cung cấp nước tưới cho 32.500 ha đất nông nghiệp của 8 huyện, cấp nước cho mỏ sắt Thạch Khê, phát triển du lịch sinh thái, phát điện…

Có thể nói, nếu dự án được xây dựng đúng tiến độ thì chỉ trong vòng vài năm sẽ tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội, làm thay đổi đời sống nhân dân địa phương nhưng nay cũng chỉ có thể đầu tư thêm 370 tỉ đồng để hoàn thành các hạng mục thi công dở dang đến điểm dừng kĩ thuật, còn lại các hạng mục chính với số vốn trên 6.000 tỉ đồng là không thể đáp ứng trong giai đoạn này. Tương tự, còn 12 công trình thủy lợi lớn nữa phải giãn tiến độ do thiếu vốn như: Dự án IAMƠ (Gia Lai – Đăk Lăk); Thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang; Hồ Thủy Yên – Thủy Cam (Huế); Hệ thống Thủy lợi Tà Pao (Bình Thuận); Hệ thống Thủy lợi Tân Mỹ (Ninh Thuận); Hồ Krong Pach Thượng (Đăk Lăk)…

2012: không giải pháp

Số vốn trái phiếu của Chính phủ giao cho Bộ NN-PTNT giai đoạn 2012-2015 rất thấp so với nhu cầu thực tế đầu tư. Với mức vốn được giao Bộ chỉ bố trí một tỉ lệ nhỏ cho so với tổng mức đầu tư của các dự án để thanh toán đến điểm dừng kĩ thuật. Phần còn lại tập trung vào các dự án sẽ hoàn thành vào năm 2012 – 2013. Có điều, khoản vốn 3.600 tỉ đồng phân bổ cho năm nay cũng quá ít, nhiều dự án phải đảm bảo an toàn chặn dòng, chặn lũ đang trong tình trạng thiếu vốn. Theo ông Vũ Hữu Vân – Vụ phó Vụ Kế hoạch, Bộ NN-PTNT, ít nhất hết tháng 4/2012, sau khi hoàn thiện hết các thủ tục thì các công trình thủy lợi mới có khoản vốn 1.112 tỉ để hoạt động. Phần vốn còn lại cũng chỉ rót về sau khi Bộ rà soát và lựa chọn ra những hạng mục cấp thiết nhất trong những công trình cấp thiết nhất.

Thể hiện sự quan tâm đối với nguồn vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, trong phiên họp thứ 6 của UBTVQH, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã đề nghị Chính phủ sử dụng một phần nguồn vốn dự phòng trái phiếu Chính phủ cấp bổ sung cho Bộ NN-PTNT đầu tư vào các công trình thủy lợi. Ngày 5/4/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có văn bản số 130 giao Bộ KH-ĐT phối hợp với Bộ NN-PTNT phân bổ 5.500 tỉ đồng trong vốn dự phòng trái phiếu cho các dự án thủy lợi lớn. Quyết định tăng vốn đầu tư thủy lợi của Thủ tướng sẽ tháo gỡ khó khăn cho nhiều dự án đang gặp bế tắc nhưng trong năm 2012 những khó khăn về nguồn vốn sẽ không thể giải quyết bởi Nghị quyết Quốc hội quy định Chính phủ chỉ được sử dụng 45.000 tỉ vốn trái phiếu/năm và nguồn vốn này của năm 2012 đã được phân bổ cho các Bộ, ngành nên trước mắt nhà thầu, chủ đầu tư các công trình chặn dòng, ngăn lũ vẫn phải “long đong” chạy vốn.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm