| Hotline: 0983.970.780

Hàng loạt lỗ hổng

Thứ Ba 02/03/2010 , 15:30 (GMT+7)

Vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên để lại hậu quả hết sức nặng nề, ngoài hàng trăm ha rừng đặc dụng thuộc vùng lõi của vườn bị thiêu trụi, những loài sinh vật trong khu vực cháy cũng khó thoát, hàng ngàn người tham gia chữa cháy, gần 7km đường băng cản lửa rộng 70m, đã chia cắt nhiều lô rừng tác động không nhỏ tới rừng.

Vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên để lại hậu quả hết sức nặng nề, ngoài hàng trăm ha rừng đặc dụng thuộc vùng lõi của vườn bị thiêu trụi, những loài sinh vật trong khu vực cháy cũng khó thoát, hàng ngàn người tham gia chữa cháy, gần 7km đường băng cản lửa rộng 70m, đã chia cắt nhiều lô rừng tác động không nhỏ tới rừng.

>> Nhiều câu hỏi lớn treo giữa rừng Hoàng Liên

VQG Hoàng Liên là linh hồn của khu du lịch núi cao Sa Pa. Khách du lịch đến Sa Pa mỗi năm một đông là sự hấp dẫn của thiên nhiên mà trong đó rừng nguyên sinh của vườn có sức quyến rũ mãnh liệt. Nếu rừng VQG Hoàng Liên không còn, ngoài những loài động thực vật đặc hữu quí hiếm bị xoá sổ mà khu du lịch Sa Pa khó tồn tại. Sau khi rừng bị cháy mới “phát lộ” nhiều lỗ hổng trong việc quản lý BVR của chủ rừng cũng như của các cấp chính quyền sở tại. Tại những khu rừng tự nhiên thấy khá nhiều cây cổ thụ mới khai thác bên cạnh những cây đã khai thác từ lâu, lán trại của lâm tặc khai thác lâm sản trái phép vẫn còn dấu vết, ruộng nương chui sâu vào vùng lõi của VQG, nhiều khu rừng tự nhiên bị “rút ruột”...

Theo báo cáo của VQG Hoàng Liên điểm cháy các tiểu khu: 287, 291 295B thuộc xã Bản Hồ, tiểu khu 286 xã Tả Van với tổng diện tích là 540 ha, trong đó có 507 ha rừng tái sinh, 23 ha rừng tự nhiên trung bình. Khả năng rừng phục hồi sau cháy ở các tiểu khu này chỉ đạt 40%. Tiểu khu 296, 320 thuộc xã bản Hồ với tổng diện tích 126 ha, trong đó có 115 ha rừng tái sinh, 11 ha rừng tự nhiên trung bình, khả năng rừng phục hồi sau cháy ở hai tiểu khu này là 50%. Điểm cháy khu vực Núi Xẻ tiếp giáp với tỉnh Lai Châu tại tiểu khu 272 thuộc xã San Sả Hồ, diện tích bị thiệt hại là 44 ha, trong đó có 41,8 ha rừng tái sinh, 2,2 ha rừng tự nhiên. Khả năng rừng phục hồi sau cháy ở tiểu khu này rất thấp, chỉ 30%.

Ngày 26/2 tỉnh Lào Cai đã tổ chức họp bàn tìm các giải pháp khắc phục hậu quả cháy rừng. Sau vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên đã đặt ra nhiều vấn đề trong việc quản lý BVR không chỉ cho hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Thủ phạm của vụ cháy rừng được cho là do người dân sử dụng lửa bất cẩn trong việc làm nương rẫy. Từ đó, vấn đề đặt ra là làm gì để nâng cao đời sống của người dân trong khu vực vườn mà không quá lệ thuộc vào rừng? Với mức đầu tư khoán BVR hiện nay là 100.000đ/ha, đối với rừng đặc dụng quí hiếm là quá thấp. Từ đó mà các hành vi xâm hại rừng tiếp tục diễn ra, tiềm ẩn những nguy cơ cháy rừng rất cao. Khi rừng cháy thì khó có thể kiểm soát được ngọn lửa.

VQG Hoàng Liên không giống như nhiều VQG khác, là một bộ phận dân cư khá lớn, bao gồm 26 thôn bản sống trong khu vực vườn, trong đó có 7 thôn bản sống trong vùng lõi của vườn. Số cư dân này đất đai canh tác không được phép mở rộng, nhân khẩu liên tục tăng, nhu cầu làm nhà ở ngày một lớn. Việc sắp xếp dân cư là một nhu cầu cấp bách, tỉnh Lào Cai không thể tự giải quyết được. Nếu di dân toàn bộ 7 thôn bản ra khỏi vùng lõi thì phải có kinh phí, quỹ đất đai. Đây là điều ngoài khả năng của tỉnh Lào Cai.

Ông Phạm Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai:

Lào Cai đang xem xét đưa một số loài cây bản địa trồng trong diện tích rừng bị cháy, để nhanh chóng phục hồi diện tích rừng. Có cơ chế chính sách kết hợp việc sắp xếp lại dân cư trong khu vực vườn, để người dân có thu nhập ổn định, từ đó giúp họ bảo vệ rừng tốt hơn. Gắn việc du lịch sinh thái với việc phát triển rừng VQG Hoàng Liên một cách bền vững…

Mấy năm qua tỉnh Lào Cai cho phép xây dựng một số công trình thuỷ điện ngay trong vùng lõi của vườn: Séo Trung Hồ, Sử Pán 2, một số hộ dân được “vén dân” lên cao, nhiều diện tích ruộng vườn, nương rẫy của người dân bị công trình thuỷ điện nuốt chửng. Vùng lõi của VQG là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, việc tỉnh Lào Cai cho phép xây dựng công trình thuỷ điện cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Khi thi công công trình thuỷ điện phải phá đá, nổ mìn đã tác động tiêu cực đến đời sống của các loài sinh vật sống tại đây, nhất là khi nước hồ dâng sẽ chia cắt các khu rừng, tính liên kết sinh sản của nhiều loài động thực vật bị chia cắt.

Vấn đề khai thác du lịch sinh thái trong vườn hiện đang có nhiều lỗ hổng. Các tua du lịch không do kiểm lâm vườn dẫn đi mà do các Cty du lịch lữ hành tổ chức, VQG chỉ bán vé thu tiền, kiểm soát số người ra, vào. Tuy nhiên, do vườn có nhiều lối vào nên không thể kiểm soát triệt để, mặc dù trong những tháng mùa khô hiện nay, khách du lịch vẫn “vô tư” mang cả bếp ga vào vườn để thổi nấu mà kiểm lâm không thể biết.

Đó là chỉ là trong rất nhiều vấn đề đặt ra sau vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên cần được rốt ráo.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Người dân bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực

Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

Bình luận mới nhất