| Hotline: 0983.970.780

Hàng ngàn lượt người bỏ thôn bản Lạng Sơn 'đi chui' sang Trung Quốc làm thuê

Thứ Sáu 17/11/2017 , 14:30 (GMT+7)

Có lẽ, những chính sách đầu tư phát triển sản xuất ở nông thôn Lạng Sơn còn hạn chế nên rất nhiều nông dân ở các địa phương tỉnh này phải sang Trung Quốc làm thuê. Bi kịch nhiều vô kể...

Nhẹ thì bị bắt do nhập cảnh trái phép, nặng thì bị lừa bán, bị bóc lột sức lao động không lương, thậm chí là mất mạng…
 

Nghèo quá nên phải đi

Theo thống kê của các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định, Bình Gia… mỗi năm những địa phương này có hàng vạn lượt người bỏ thôn bản “đi chui” sang Trung Quốc làm thuê.

Thanh Long là xã vùng III đặc biệt khó khăn thuộc huyện Văn Lãng. Ông Đàm Văn Trò, Chủ tịch UBND xã Thanh Long lật cuốn sổ ghi chép nói giọng buồn rầu: Đây. Còn 5 trường hợp đi lao động bị bắt bên Trung Quốc chưa biết sống chết như thế nào. Ở vùng cao Lạng Sơn, xã nào cũng có hàng trăm lượt người đi chui sang Trung Quốc làm thuê, cũng gặp rủi ro, cũng rơi vào bi kịch cả.

13-44-15_nh_1_-_chu_tich_x_thnh_long
Ông Đàm Văn Trò, Chủ tịch UBDN xã Thanh Long: “Đói nghèo quá nên dân phải đi”

Ông Trò nói, từ nhiều năm trước, việc rời xã đi chui sang Trung Quốc làm thuê ở Thanh Long đã thành cả một phong trào. Người nọ rủ người kia, lập thành từng tốp theo các chủ đầu mối qua Trung Quốc bằng lối mòn, đường rừng…

“Họ không biết tiếng, không biết địa điểm làm thuê, cũng chưa biết phải làm công việc gì. Chính vì thế nên bi kịch nhiều vô kể. Nhiều lao động bị bắt rồi được thả về lên trình báo, mỗi ngày bên đó chỉ cho ăn có một bữa, bị chủ sử dụng lao động đánh đập, quỵt tiền, nhưng ở quê một thời gian họ lại đi”, ông Trò nói.

Cuốn sổ của ông Chủ tịch xã có một bản danh sách dài, dùng để theo dõi người dân trong xã sang Trung Quốc làm thuê. Ngoài tên tuổi, ngày tháng năm sinh, trú quán, cột cuối cùng ông Trò thường xuyên cập nhật tình trạng lao động địa phương có về được hay không. Thời điểm này, bản danh sách có phê bằng bút đỏ khá dài: Hoàng Đức Khuya ở thôn Đâng Van bị bắt chưa về, Nông Thị Loan ở thôn Đoan Chung bị bắt chưa về; Nông Thị Ban, Hứa Thị Văn ở thôn Pác Cú cũng thế. Có những trường hợp đi nhiều năm nay không rõ tung tích, sống chết ra sao, năm nào cũng được ông Trò đánh dấu đỏ nhưng chưa thấy về. “Mỗi năm hàng ngàn lượt người đi nên xã cũng khó có thể thống kê cụ thể”, ông Trò chậm rãi.

“Đói nghèo nên dân phải đi”, vị Chủ tịch xã thẳng thắn nhìn nhận thực trạng nông dân bỏ xứ sang Trung Quốc. “Chúng tôi cũng tổ chức tuyên truyền thường xuyên đấy, nhưng dân nghèo quá, không đi thì lấy gì mà ăn, ở nhà còn khổ nữa”.

Xã Thanh Long có 706 hộ dân, 3.114 nhận khẩu nhưng vẫn còn tới 42% hộ nghèo. Cái nghèo ở Thanh Long dễ lý giải. 17 thôn bản trong xã nghèo đều như nhau. Thanh Long cũng có ruộng (225 ha), đất trồng ngô (3 ha), chăn nuôi trâu bò… Đều là những thứ được xem là thế mạnh, là nguồn sống của bà con. Nhưng đào tạo nghề cho lao động nông thôn cả năm nay mới mở được 1 lớp chăn nuôi lợn và 1 lớp chăn nuôi gà. Nghèo đến mức mục tiêu thu ngân sách của xã năm 2017 chỉ 8 triệu đồng nhưng phấn đấu lắm mới thu được hơn 6 triệu đồng.

Ông Trò cũng thành thực bảo, ở đây dân còn đứt bữa, dịp tết vừa rồi phải cứu đói 7 hộ dân, đến mùa giáp hạt lại phải cứu đói thêm 8 hộ nữa. “Chúng tôi cũng kiến nghị cấp trên đầu tư phát triển sản xuất, nhưng tất cả dự án đầu tư nông nghiệp, chỉ có 336 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ phân bón, ngoài ra chẳng có gì”.
 

Rủi ro, cạm bẫy

Trong căn nhà tồi tàn của gia đình Triệu Thị Mọi ở thôn Tằng Cạo, xóm giềng đang đến thăm nom mẹ con họ vừa được phía Trung Quốc thả về. Chỉ trong vòng có một năm, cả 3 mẹ con họ đều bị bắt ở Trung Quốc và biệt tăm một thời gian dài. Người Tằng Cạo không coi đó là chuyện lạ, họ chỉ mừng vì 3 mẹ con bà Mọi còn giữ được mạng sống quay về.

13-44-15_nh_3-_b_trieu_thi_moi
Bà Triệu Thị Mọi kể lại những ngày bị giam ở Trung Quốc
Cuối tháng 8 vừa rồi, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, các cơ quan chức năng tiếp nhận ​13 công dân phía Trung Quốc trao trả mang theo 6 bình tro cốt của thân nhân bị tử vong khi lao động tại Trung Quốc. Những trường hợp này đều xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc để làm thuê.

Gia đình bà Mọi có 5 người. Cũng ruộng, cũng đồi nhưng làm kiểu chơi chơi vì có cố sức làm thật cũng không hiệu quả. Giống như bao gia đình khác ở trong thôn, nhà bà Mọi như thể nghèo từ kiếp trước bởi làm ruộng, lên nương đều không đủ sống. Họ xem đi lao động chui qua biên giới là lối thoát, dù đã rất nhiều trường hợp đi mãi chẳng thấy về. Đầu năm nay, bà Mọi cùng với thằng con trai tên Triệu Vĩnh Thịnh đi trước, sau đó là cô con gái Triệu Thị Trinh theo đầu nậu đi lối mòn qua Trung Quốc làm thuê.

“Họ nói là làm quạt điện chứ không biết làm ở chỗ nào, không biết tiếng. Sang đến nơi, mẹ con bị tách ra mỗi người mỗi ngả. Làm được 28 ngày, sắp đến kỳ hạn trả lương thì công an ập vào bắt giam. 6-7 tháng trời bị biệt giam, tiền công không có lấy một đồng, con cái cũng không biết ra sao, mãi đến mấy hôm trước đây người ta đẩy qua đường biên trở về”, bà Mọi chua xót. Tôi hỏi bà Mọi, bị bắt giam thế có dám đi nữa không? Bà trả lời, chắc lại tìm đường khác mà đi chứ ở quê không biết làm gì để sống.

Năm 2016, đã có hẳn cả một khảo sát về lao động chui qua biên giới. Theo đó, nhận thức của người lao động về nguy cơ và rủi ro dẫn đến buôn bán người thông qua cưỡng bức lao động rất thấp (chiếm khoảng 12%), thậm chí họ không quan tâm, chấp nhận rủi ro (chiếm 58%) và khi gặp rủi ro, trên 61% họ nhờ bạn bè người thân giúp đỡ…

Trưởng thôn Tằng Cạo, bà Hoàng Thị Thay thừa nhận: Dân nghèo quá nên phải đi kiếm tiền thôi. Thôn chỉ có 32 hộ dân, 9 hộ nghèo, đất đai rộng mênh mông nhưng nếu không đi Trung Quốc làm thuê thì không biết làm nghề gì để sống.

13-44-15_nh_2_-_truong_thon_tng_co_b_hong_thi_thy
Trưởng thôn Tằng Cạo, bà Hoàng Thị Thay: “Dân nghèo quá nên phải đi kiếm tiền thôi”

Trường hợp như mẹ con bà Mọi còn may mắn chán. Liên tiếp các vụ tai nạn, nặng thì mất mạng, nhẹ cũng thành tật không biết kêu ai. Dương Văn Lâm, 18 tuổi, dân tộc Tày, trú tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, bị gãy xương đùi khi đi chui sang Trung Quốc làm thuê kể lại: Khi tai nạn xảy ra, những người bị thương nhẹ khiêng người nặng lên trên quốc lộ, gọi xe cấp cứu. Sau khi được bệnh viện phía bạn sơ cứu thì tất cả số lao động bị tai nạn nặng hay nhẹ đều phải tìm đường về nước vì không có giấy tờ hợp pháp, viện phí rất cao nên không thể nằm điều trị lâu dài được. Về đến biên giới, Lâm và Vi Thị Đình (trú tại xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan) bị gãy cánh tay được đưa thẳng đến Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cấp cứu còn các trường hợp khác bị nhẹ thì về quê dưỡng thương.

Từ ngày về nước, Lâm vẫn nung nấu ý định trở lại Trung Quốc kiếm việc làm nhưng hậu quả của vụ bị gãy xương đùi khiến sức khỏe anh sa sút, nay không còn khuân vác những bó mía nặng cả tạ như xưa. Lâm cho biết, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà có ít ruộng nên anh nghỉ học sớm để giúp việc đồng áng cho bố mẹ. Khi được người quen mách nước sang Trung Quốc làm ăn, anh đã gói gém lên đường, sang đó chặt mía thuê cách biên giới hơn 100km với tiền công 300.000 đồng/ngày. Làm được 10 ngày thì tai nạn lao động ập đến với anh.

Theo thống kê của Công an tỉnh Lạng Sơn, thời gian qua, đơn vị này đã tiếp nhận hàng nghìn trường hợp xuất cảnh trái phép do phía Trung Quốc trao trả. Đa phần các lao động này đều bị chủ bên kia biên giới lừa, bắt lao động khổ sai, lưu giữ số tiền công theo quý, năm. Khi đến kỳ hạn trả tiền công, nhiều chủ lật lọng rồi mật báo công an sở tại đến xét hỏi giấy tờ, cho rằng, họ nhập cảnh trái phép vào Trung Quốc nên bị giam giữ từ 1 đến 3 tháng, bắt phải lao động công ích rồi mới được thả về trong tình trạng tay trắng.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm