| Hotline: 0983.970.780

Hàng Tết lậu tiếp tục nóng!

Thứ Tư 28/12/2011 , 09:55 (GMT+7)

Chưa đầy một tháng QLTT đã xử phạt tới 301 vụ hàng lậu, hàng giả… với số tiền hơn 4,6 tỷ đồng, thu gần 11 tỷ đồng,...

Cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra thực phẩm phục vụ Tết

Hàng ngàn các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết như rượu, quần áo, mỹ phẩm, trứng gà, thịt heo... vừa tiếp tục bị lực lượng quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM phát hiện vi phạm đang cho thấy thị trường hàng Tết “lậu” vẫn đang nóng.

Chưa đầy một tháng QLTT đã xử phạt tới 301 vụ hàng lậu, hàng giả… với số tiền hơn 4,6 tỷ đồng, thu gần 11 tỷ đồng, tăng 33,63% so với tháng 11, ngoài ra giá trị hàng bị tịch thu chờ bán lên tới gần 57 tỷ đồng.

Hôm qua 26/12, thông tin từ Chi cục QLTT TP.HCM cho biết, từ đầu tháng 12 đến nay lực lượng cán bộ chi cục đã tiến hành đồng loạt kiểm tra thực phẩm phục vụ Tết trên toàn địa bàn và đã phát hiện cả ngàn vụ vi phạm. Tổng số hàng cấm, hàng ngoại nhập lậu, hàng giả đã tịch thu lên tới 288.367 sản phẩm, 17.222 kg hàng hóa các loại gồm vải, quần áo, thực phẩm đồ chơi trẻ em và 15.056 bao thuốc lá ngoại.

Thông thường vào cuối năm lượng bia, rượu thường được sử dụng nhiều và để làm quà biếu nên được chú trọng kiểm tra. Qua đó đã phát hiện tới 274 chai rượu ngoại đắt tiền (của các thương hiệu nổi tiếng thường thấy trên thị trường) không có tem nhập khẩu, 3.448 chai, lon và 39 thùng bia qua khai báo cho thấy nhiều khả năng được vận chuyển từ cửa khẩu Campuchia… Về vấn đề rượu không có tem nhập khẩu, một cán bộ QLTT cho rằng thường là rượu được làm giả ở các “lò” trong thành phố đem đi tiêu thụ hoặc rượu được vận chuyển lậu. Tuy nhiên, ít khả năng rượu được vận chuyển lậu vì lợi nhuận thường không cao so với làm giả.

Cán bộ QLTT cũng phát hiện tới 2.146 hộp mỹ phẩm, 213 điện thoại di động 1.721 bình gas, 1.786 đôi giày dép, 15.602 chiếc quần áo các loại, 9.820 cái phụ tùng xe máy và 55.928 bộ đồ chơi trẻ em… không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Theo thống kê trong tháng 12, số vụ kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra liên ngành là 1.229 vụ tăng 306 vụ so với tháng trước. Về kiểm tra chuyên ngành, số hàng cấm, lậu bị phát hiện tăng mạnh so với tháng 11. Trong đó có 120 vụ hàng nhập lậu được phát hiện (tăng 50 vụ so với tháng 11). Có 54 vụ giả nhãn hiệu hàng hóa, 102 vụ vi phạm quy định về nhãn hàng hóa và 15 vụ vi phạm về đăng ký kinh doanh. Phát hiện 89 cửa hàng kinh doanh cố định vi phạm về niêm yết giá (tăng 15 vụ so với tháng trước). Các mặt hàng vi phạm niêm yết giá gồm có thực phẩm tết, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, quần áo, phụ tùng, thiết bị...

Công tác kiểm tra liên ngành cũng đã phát hiện 501 vụ vi phạm (tăng 152 vụ so với tháng trước). Trong đó có 314 vụ vi phạm về kiểm dịch thú y, phần lớn là vận chuyển gia cầm, gia súc không có giấy đăng ký kiểm dịch (tăng 88 vụ so với tháng trước), 49 vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ quan QLTT đã tiến hành chuyển đơn vị chuyên môn xử lý 2.858 con gà, vịt…, 42 con heo, 3.977 kg thịt gia súc gia cầm, 543.458 quả trứng gia cầm… Ngoài ra, kiểm tra 59 vụ về văn hóa xã hội thì phát hiện tới 50 vụ vi phạm.

Theo Chi cục QLTT TP.HCM, hiện nay đang thời điểm cuối năm, sức mua mạnh nên tình trạng buôn bán hàng “lậu” là rất nóng. Đáng chú ý là hàng nhập tiểu ngạch từ biên giới phía Bắc xuất xứ từ Trung Quốc vào với khối lượng lớn, giá thấp với đủ các mặt hàng. Cạnh đó có một lượng lớn hàng nhập tiểu ngạch từ biên giới miền Trung - Tây Nam, chủ yếu là thuốc lá, quần áo, vải khúc, mỹ phẩm, rượu. Ngoài ra, hàng nhập khẩu chính ngạch đang có thủ đoạn phổ biến là gian lận trong việc khai báo số lượng, chủng loại, giá nhập khẩu... Do đó, Chi cục QLTT TP.HCM sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhất là các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm