| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm container kẹt cứng tại Bản Vược

Thứ Hai 23/11/2015 , 06:20 (GMT+7)

Hàng tạm nhập tái xuất qua lối mở Bản Vược chủ yếu là hàng đông lạnh như chân, cánh, mề gà, cá hồi, thịt bò, nội tạng động vật... nhập từ các nước châu Âu và Mỹ, Úc…

Từ tháng 6/2014 cửa khẩu phụ Bản Vược (Bát Xát, Lào Cai) sau khi được Bộ Công thương và UBND tỉnh Lào Cai cho phép hàng tạm nhập tái xuất từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc thì cửa khẩu này luôn trong tình trạng quá tải. Nhất là sau khi Trung Quốc cấm nhập hàng tạm nhập tái xuất, hàng trăm container kẹt cứng tại đây…

Theo “Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc” giữa hai nước ký tại Bắc Kinh ngày 18/11/2009 thì Bản Vược chưa được gọi là cửa khẩu. Thực tế đây chỉ là lối mở mà chính quyền địa phương hai nước tạo cơ hội cho cư dân biên giới buôn bán, trao đổi hàng hóa với số lượng hạn chế, thủ tục dễ dàng, có thể hiểu nôm na là xuất nhập khẩu tiểu ngạch.


Từ trên cầu Bản Vược nhìn xuống "ngập tràn" xe container

Trước đây, xuất nhập khẩu tại Bản Vược chủ yếu là hàng nông sản thực phẩm như gạo, đường trắng, mủ cao su… đã tiêu thụ một số lượng đáng kể cho nông dân Việt Nam. Nhưng kể từ khi xuất hiện hàng tạm nhập tái xuất thì hàng trăm ngàn tấn gạo cùng với đường trắng bị ùn ứ, khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu gạo. Vì hàng tạm nhập tái xuất chèn mất lối đi, các chủ đò không muốn bốc hàng nông sản do giá vận chuyển qua sông thấp hơn hàng tạm nhập tái xuất. Điều này đã được báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh trong nhiều số báo.

Hàng tạm nhập tái xuất qua lối mở Bản Vược chủ yếu là hàng đông lạnh như chân, cánh, mề gà, cá hồi, thịt bò, nội tạng động vật... nhập từ các nước châu Âu và Mỹ, Úc… Có lô hàng tuổi thọ 30-40 năm được tuồn vào Trung Quốc dưới dạng hàng đông lạnh mà Trung Quốc đã bắt được. Có thời gian tại đây cả ngàn chiếc container đỗ chật khắp các bãi hàng hóa, các ngả đường vào tận khu kinh tế cửa khẩu Kim Thành.

Hàng tạm nhập tái xuất, theo tìm hiểu của chúng tôi do chính các thương nhân Trung Quốc nhập khẩu từ các nước, nhưng thuê các doanh nghiệp Việt Nam làm thủ tục hải quan. Theo quy định, hàng tạm nhập qua đường chính ngạch thì khi xuất khẩu cũng phải qua đường chính ngạch, tức là phải qua cửa khẩu làm các thủ tục hải quan. Nhưng hàng tạm nhập tái xuất qua lối mở Bản Vược khi phía Trung Quốc không có các cơ quan Hải quan, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật… là có dấu hiệu không bình thường.

Với dấu hiệu không bình thường đó, gần đây phía Trung Quốc đã phản đối và cấm xuất nhập khẩu qua các lối mở. Theo một cán bộ hải quan, kể từ ngày 21/10/2015 Trung Quốc đóng sập biên giới, không cho bất cứ loại hàng hóa nào xuất nhập khẩu qua đây. Vì thế, tại khu vực Bản Vược hiện đang ùn ứ, kẹt cứng chừng 600-700 container “án binh bất động”, có container nằm đợi ở đây đến 1 - 2 tháng mà chưa biết đến bao giờ mới xuất khẩu được sang Trung Quốc.

Hàng trăm container đang dồn ứ tại Bản Vược đặt ra câu hỏi: Phía Trung Quốc kiên quyết và từ chối hàng tạm nhập tái xuất để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng nước họ thì số container kia sẽ được các cơ quan chức năng của Việt Nam quản lý ra sao? Đã có chủ hàng nào tuồn những hàng hóa từ các container đó vào nội địa khi không tái xuất được sang Trung Quốc? Đó là câu hỏi không dễ trả lời, nhất là khi hàng ngày xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm khiến cả chục đến cả trăm người phải vào viện cấp cứu.

Xem thêm
Những thực phẩm hàng đầu Hà Nội tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024

Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024 tại Sydney.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.