| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm người lội bùn bắt cá trong lễ hội 'phá Trằm' tại Quảng Trị

Chủ Nhật 25/08/2019 , 20:02 (GMT+7)

Ngày 25/8, tại Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân làng Trà Lộc tổ chức lễ hội dân gian “phá Trằm”.

Trằm Trà Lộc là một khu đầm lầy rộng khoảng 10ha thuộc làng Trà Lộc, hiện nay nằm trong khuôn viên Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc (xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng). Trằm theo cách gọi của người địa phương nghĩa là vùng đầm lầy có nhiều cá tôm.

Từ hàng trăm năm nay, Trằm Trà Lộc được xem như “báu vật” của dân làng và mỗi người ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ.

Với vị trí nằm giữa vùng đồng bằng thấp trũng, xung quanh là những đồi cát với cánh rừng tràm nguyên sinh phủ bóng, Trằm Trà Lộc được ví như “lá phổi xanh” của xã Hải Xuân, đồng thời là nguồn dự trữ nước tưới không bao giờ cạn cho sản xuất nông nghiệp của người dân trong vùng. Đặc biệt, tại đây còn có nguồn lợi thủy sản dồi dào với rất nhiều cá tôm mà không dễ nơi nào có được. 

Theo quy ước của làng, để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh việc đánh bắt quá mức làm cạn kiệt, người dân trong làng đã cùng thống nhất với nhau mỗi năm chỉ chỉ được bắt cá tôm vào một ngày nhất định.

Dụng cụ đánh bắt chỉ được bằng nơm, lưới hoặc vợt và chỉ bắt cá lớn, còn cá nhỏ để dành cho mùa sau. Khi bắt được cá lớn, người bắt cá phải hô lên thật to để động viên những người tham gia khác.

Lễ hội “phá Trằm” có từ hơn 300 năm trước.

Anh Cáp Xuân Hòa, người dân làng Trà Lộc (Hải Xuân, huyện Hải Lăng) cho biết: "Tôi sống ở đây từ nhỏ đến lớn, dù nay đang làm việc ở xa nhưng năm nào đến ngày hội “phá Trằm” cũng đưa cả gia đình về tham gia bắt cá cùng dân làng. Lễ hội không chỉ có ý nghĩa đối với người dân sau vụ thu hoạch mùa màng kết thúc, mà bằng việc cùng nhau tham gia bắt cá đã làm thể hiện sự đoàn kết, sẻ chia nguồn lợi chung của người dân trong làng”.

Theo ông Cáp Hữu Hanh, Trưởng Ban quản lý Khu sinh thái Trằm Trà Lộc: “Lễ hội “phá Trằm” có từ hơn 300 năm trước. Lễ hội thường tổ chức sau khi vụ vụ lúa hè thu kết thúc, với mục đích xả nước trong đầm để đón mùa mưa lũ mới. Trước đây, lễ hội thường chỉ tổ chức với quy mô nhỏ, chủ yếu là ngày hội để con em trong làng có dịp tề tựu, đoàn viên. Ngày nay, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn và gắn với việc phát triển du lịch của địa phương”.

Một số hình ảnh tại lễ hội "phá Trằm":

 
 
 
 
 

Xem thêm
Vận hành trạm bơm dã chiến Xuân Quan, giảm ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải

Vận hành trạm bơm dã chiến Xuân Quan, giảm ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải. Thừa Thiên - Huế cần 1.275 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển. Thành lập Chi hội nông dân trồng lúa chất lượng cao. Khai mạc triển lãm lĩnh vực chăm sóc thú cưng tại TP. HCM.

Điểm mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của hai Nghị định 26 và 42 trong lĩnh vực thủy sản nhằm phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cùng theo dõi tọa đàm của Báo Nông nghiệp Việt Nam với các chuyên gia về vấn đề này.

Nhức nhối vấn nạn buôn bán rùa từ chợ ảo đến đời thực

Vấn nạn buôn bán rùa không chỉ nhức nhối trên Internet mà còn diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng. 

Xây dựng hạ tầng cảng cá, phát huy tiềm năng kinh tế biển

Với lợi thế của địa phương ven biển, với đội tàu đánh bắt lớn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đã có nhiều nỗ lực để hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản có hạ tầng tốt và dịch vụ hậu cần đảm bảo, phục vụ phát triển kinh tế biển của địa phương.

Bình luận mới nhất