| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An:

Hàng trăm người vắt kiệt sức cứu rừng suốt hai ngày đêm

Thứ Tư 13/08/2014 , 08:24 (GMT+7)

Lúc 20h30 phút tối 12/8, đám cháy vẫn đang bùng phát dữ dội khiến công tác dập tắt đám cháy rất khó khăn.

Đến cuối chiều ngày 12/8, rừng thông tại địa phận xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An) vẫn cháy dữ dội. Hàng trăm người dân và lực lượng công an, kiểm lâm, dân quân tự vệ được huy động tới hiện trường để khống chế đám cháy.

Chiều tối 12/8, trao đổi với PV, ông Nguyễn Trọng Tranh - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Sơn - cho biết, chính quyền địa phương, lực lượng bộ đội, kiểm lâm và người dân đang nỗ lực để dập tắt đám cháy rừng dữ dội trên địa bàn. 

Đám khói lớn từ vụ cháy rừng ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An) chiều 12/8
Đám khói lớn từ vụ cháy rừng ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An) chiều 12/8

Theo ông Tranh, khoảng 7h30 phút sáng ngày 11/8, người dân phát hiện đám cháy bất ngờ bùng phát tại khu vực rừng thông trên địa bàn xóm 16 của xã. Sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương và người dân huy động lực lượng và dập tắt đám cháy vào trưa cùng ngày.

Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, hanh khô, lượng thực bì dày nên đến 18h chiều 11/8 đám cháy lại bùng phát trở lại và lan rộng. Để ngăn chặn đám cháy, UBND huyện Nam Đàn đã huy động khoảng 500 người gồm kiểm lâm, công an, các chiến sĩ lữ đoàn 414 và người dân để dập lửa. Suốt đêm khuya 11/8, hàng trăm người cùng rọi đèn, phát đường băng cản lửa để khoanh vùng đám cháy.

Đến 6h45 sáng 12/8, đám cháy tại khu vực rừng thông tại xã Khánh Sơn cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, trưa 12/8 thời tiết tại khu vực xảy ra vụ cháy rừng tiếp tục nắng nóng, hanh khô khiến đám cháy bùng phát lần thứ 3.

Lượng thực bì dày cộng với gió thổi mạnh nên đám cháy bùng phát và lan rộng
Lượng thực bì dày cộng với gió thổi mạnh nên đám cháy bùng phát và lan rộng

“Từ khu vực rừng thông xóm 16 đã cháy lan sang xóm 3 của xã. Lượng thực bì dày cộng thêm gió thổi mạnh khiến việc dập tắt đám cháy gặp nhiều khó khăn. Đồi núi dốc lại xa nguồn nước nên việc dập lửa chỉ dùng bằng biện pháp thủ công như phát đường băng cản lửa, dùng cành cây”, ông Tranh cho biết.

Ghi nhận tại hiện trường, tiếng còi báo động liên tục vang lên để huy động người dân vào rừng chữa cháy. Sức nóng từ các đám cháy bốc cao gần 5m khiến không ai dám tiếp cận gần. Người dân và lực lượng chữa cháy chủ yếu dùng các biện pháp thủ công để dập lửa nhưng không mấy hiệu quả.

Trong khi đó, dưới chân núi, hơn 20 hộ dân cũng đang thấp thỏm lo âu bởi đám cháy chỉ cách nhà chừng 100m. Ông Phạm Viết Mai (SN 1952, trú ở xóm 3, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn) nhà kề dưới chân núi lo lắng: “Không biết trong đêm nay mọi người có dập tắt được đám cháy không. Từ hôm qua đến nay chúng tôi phải trực ở nhà 24/24h phòng khi đám cháy lan xuống nhà để di dời đồ đạc”.

Lúc 20h30 phút tối 12/8, đám cháy vẫn đang bùng phát dữ dội khiến công tác dập tắt đám cháy rất khó khăn. Hiện lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An đang có mặt tại hiện trường vụ cháy để chỉ đạo công tác dập lửa, cứu rừng.

Hình ảnh vụ cháy rừng tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An): 

Rừng thông xã Khánh Sơn cháy dữ dội suốt 2 ngày đêm
Rừng thông xã Khánh Sơn cháy dữ dội suốt 2 ngày đêm
 
Nhiều cột lửa bốc cao 5m nên người dân không dám đến gần dập lửa
Nhiều cột lửa bốc cao 5m nên người dân không dám đến gần dập lửa
 
Đám cháy được khống chế trong sáng 12/8 bùng phát lại vào buổi chiều
Đám cháy được khống chế trong sáng 12/8 bùng phát lại vào buổi chiều
Đội kiểm lâm cơ động số 1 và số 2 Nghệ An phát đường băng cản lửa
Đội kiểm lâm cơ động số 1 và số 2 Nghệ An phát đường băng cản lửa
 
Người dân căng mình dập lửa
Người dân căng mình dập lửa
 
Đến cuối chiều 12/8, đám cháy vẫn đang bùng phát dữ dội
Đến cuối chiều 12/8, đám cháy vẫn đang bùng phát dữ dội
Đến cuối chiều 12/8, đám cháy vẫn đang bùng phát dữ dội

Nhiều nhà dân nằm sát với đám cháy
Nhiều nhà dân nằm sát với đám cháy

Một khoảnh rừng bị bà hỏa thiêu đốt.
Một khoảnh rừng bị "bà hỏa" thiêu đốt.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm