| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tàu đánh cá bắt đầu mùa biển mới ra Hoàng Sa

Thứ Hai 30/01/2017 , 13:24 (GMT+7)

Với cờ đỏ sao vàng phất phới, đội tàu hối hả rẽ sóng ra khơi mở đầu cho mùa biển mới tại các ngư trường. 

Sau những ngày vui xuân đón tết Đinh Dậu, sáng mồng 3 tết (tức 30-1), hàng trăm tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), với cờ đỏ sao vàng phất phới tung bay lại hối hả rẽ sóng ra khơi Hoàng Sa – Trường Sa mở đầu cho mùa biển mới tại các ngư trường. 

Vừa cho con tàu cá công suất 650 CV, còn thơm mùi sơn mới cập cảng Lý Sơn để tiếp thêm 1 ngàn lít dầu và 300 cây đá lạnh để chuẩn bị vươn khơi Hoàng Sa.

Ngư dân Bùi Văn Thanh ở thôn Tây xã An Hải,  thuyền trưởng tàu cá QNg 96415 TS hồ hởi cho biết vui xuân đón tết năm nay như vậy là đủ, nay ông và các bạn chài lại cho tàu vươn khơi bám biển Hoàng Sa, để chuẩn bị cho chuyến vươn khơi đầu năm mới. Ngoài ngư lưới cụ, tàu của ông phải đầu tư trên 200 triệu đồng phí tổn bao gồm nhiên liệu, đá lạnh, lương thực thực phẩm cho chuyến biển kéo dài cả tháng tại Hoàng Sa,

“Mấy ngày nghỉ tết cùng gia đình nay anh em lại khiêng lưới, vác chèo ra khơi để làm ăn, chuyến biển đầu năm mới chỉ cầu mong sao trời yên biển lặng, nguồn hải sản dồi dào việc làm ăn được thuận lợi để tàu về tôm cá đầy khoang là hên cả năm”, ngư dân Thanh bộc bạch.

Hàng trăm tàu đánh cá bắt đầu mùa biển mới ra Hoàng Sa - ảnh 1

Hàng trăm tàu đánh cá bắt đầu mùa biển mới ra Hoàng Sa - ảnh 2

Hàng trăm tàu đánh cá bắt đầu mùa biển mới ra Hoàng Sa - ảnh 3
Nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn chuẩn bị ngư cụ sẵn sàng vươn khơi Hoàng Sa – Trường Sa trong mừa biển mới.
 

Còn ngư dân Đinh Văn Giàu, thuyền trưởng tàu cá QNg 96973TS, ở thôn Đông xã An Vĩnh cũng vừa cho con tàu cá vỏ gỗ trên 500 CV, vừa làm nước còn thơm mùi sơn từ Cảng Sa Kỳ chạy về cập cảng Lý Sơn để đón bạn chài.

Ông vui mừng chia sẻ mùa biển vừa qua, tuy làm ăn không mấy thuận lợi nhưng mỗi bạn chài cũng cho thu nhập gần 100 triệu đồng, riêng ông cả phần tàu, phần bạn cũng giắt túi gần 300 triệu, nay đón tết như vậy là đủ, nay anh em lại cho tàu vươn khơi. "Mấy ngày nghỉ tết nằm bờ chân tay cứ bứt rứt vì nhớ biển, nhớ nghề, nay mình và anh em lại cho tàu vươn khơi sớm để kiếm thêm thu nhập sau kỳ nghỉ tết", ông Giàu nói.

Theo thuyền trưởng Giàu, những năm trước, sau Lễ hội đua thuyền vào ngày mồng 8 tết và Lễ ra quân đánh bắt đầu năm ông mới cho tàu vươn khơi, nhưng tết năm nay, thời tiết thuận lợi nên ông quyết định cho tàu vươn khơi sớm hơn mọi năm, theo quan niệm của ngư dân chuyến biển đầu rất quan trọng bởi nó liên quan đến việc làm ăn của cả năm.

“Chuyến biển đầu năm làm ăn suông sẻ thì may cả năm, còn nếu không sẽ rủi ro không lường, nên chuyến biển đầu năm chủ tàu nào cũng phải cúng tế cẩn thận khi cho tàu vươn khơi”, ngư dân Giàu cho biết.

Mùa biển năm 2016 vừa qua, do diến biến trên biển phức tạp, nguồn hải sản cạn kiệt, thời tiết không mấy thuận lợi nên việc làm ăn của phần lớn ngư dân gặp khó khăn, tuy nhiên những tháng cuối năm do nỗ lực vươn khơi tìm luồng cá mới nên nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn cho sản lượng khai thác cao, thu nhập ổn định.

Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: Hiện nay, phần lớn tàu cá đánh bắt xa bờ tại 2 ngư trường truyền thống Hoàng Sa- Trường Sa của ngư dân đảo Lý Sơn đã tiếp xong nhiên liệu, ngư cụ để việc vươn khơi bám biển bám ngư trường trong mùa biển mới.

 

(plo.vn)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm