| Hotline: 0983.970.780

Hàng vạn người chen lấn đăng ký kiểm tra tiếng Hàn

Thứ Hai 14/11/2011 , 10:13 (GMT+7)

Lượng người tăng đột biến đã gây cảnh hỗn loạn dọc tuyến đường Phong Định Cảng gần 1 km.

Cảnh chen chúc, xô đẩy tại 2 điểm ghi danh 
Từ ngày 11 đến 13/11/2011, hàng vạn lao động từ khắp các huyện thành thị thuộc tỉnh Nghệ An đã ăn chực, nằm chờ tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An (phường Trường Thi, TP Vinh) để đăng ký 1 suất kiểm tra tiếng Hàn Quốc. Lượng người tăng đột biến đã gây cảnh hỗn loạn dọc tuyến đường Phong Định Cảng gần 1 km.

Anh Hồ Sỹ Thọ, 25 tuổi, trú tại xã Phong Thịnh, Thanh Chương vừa chui ra khỏi đám đông nên mặt mũi đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại. Anh lắc đầu ngao ngán: Ba ngày liền ăn chực, nằm chờ tại đây từ 6 giờ sáng đến tận 17 giờ chiều mà không tài nào ghi danh nổi. Chỉ còn ngày mai nữa là kết thúc, không biết có đến lượt mình nữa không (?!).

Anh Thọ cho biết anh học tiếng Hàn Quốc đến nay đã được 4 năm. Làm hồ sơ đầy đủ mà vẫn không thấy gọi. Chứng chỉ tiếng Hàn Quốc chỉ có giá trị trong 1 năm, học xong mà không đi được hết hạn phải theo học tiếp để thi lấy chứng chỉ mới nên anh đã phải bỏ công, bỏ của học và thi đi, thi lại tới 4 lần mà vẫn chưa sang Hàn Quốc được. Đợt này nếu bị trượt tiếp thì sang tháng 10/2011 lại phải xuống ôn và thi lại chứng chỉ tiếng Hàn lần thứ 5.

Chị Nguyễn Thuỳ Linh, 22 tuổi, quê xã Hưng Tiến, Hưng Nguyên cũng dở khóc, dở mếu cho biết: "Em cứ 5 giờ sáng từ Hưng Tiến xuống Vinh chầu chực tại trung tâm đến tận 17 giờ mới lên xe về nhà. Thế mà 3 ngày ròng rã vẫn chưa ghi được danh. Anh tính, cánh phụ nữ như bọn em làm sao đủ sức mà chen với đám thanh niên lực lưỡng thế kia. Hôm qua, có mấy chị liều mình xông vào chen, nhưng chỉ được một lúc đã ngất xỉu phải đưa ra ngoài xoa bóp... Em tính đăng ký dự thi một suất chỉ tiêu SX chế tạo nhưng nhìn thấy tình trạng chen chúc, xô đẩy nhau như thế này thì trượt ghi danh là cái chắc. Biết vậy nhưng còn nước, còn tát nên ngày mai em vẫn cứ xuống chầu chực thêm 1 ngày nữa...".

Theo thông báo được Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An niêm yết trên bảng thì lịch đăng ký dự thi kiểm tra tiếng Hàn Quốc tại Nghệ An chỉ kéo dài trong 4 ngày (từ ngày 11 đến 14/11/2011). Theo đó, sau khi đăng ký, người lao động sẽ được kiểm tra tiếng Hàn Quốc tại các tỉnh thành như Hà Nội, Nam Định, TP Vinh, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh trong 2 ngày 17 -18/12/2011.

Dự kiến phân bổ chỉ tiêu tuyển lao động sang Hàn Quốc đợt này như sau: SX chế tạo 11.700 người; Xây dựng, nông nghiệp mỗi ngành 1.000 người và ngư nghiệp 1.300 người. Đây là một cơ hội lớn cho lao động thanh niên đã theo học tiếng Hàn Quốc lâu nay tại các địa phương nên từ rạng sáng ngày 11/11/2011, ngày nào cũng có 3-5 nghìn người có mặt từ khi trời chưa hửng sáng để xếp hàng rồng rắn trước cổng Trung tâm để đăng ký được dự thi với hy vọng sẽ đổi đời khi được xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Mặc cho mưa, nắng họ thi gan với nhau chờ đợi đến lượt mình. Buổi trưa, họ phải mua cơm suất, nước uống để khỏi lỡ mất cơ hội hiếm có này nhưng số người đến đây quá lớn nên đa số vẫn không ghi danh nổi.

Theo Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An thông báo trên bảng tin thì đơn vị này sẽ phát 3 loại tích kê cho người đến đăng ký. Ngày 11/11 tích kê màu hồng, ngày 12/11 màu xanh dương, ngày 13/11 màu nâu... Ai nhận được màu nào thì đến đăng ký vào ngày đó. Thế nhưng anh Hồ Sỹ Thọ đã bỏ ra 50.000 đồng để mua 1 tích kê của một “cò” tại đây nhưng chả thấy ai gọi theo tích kê ấy cả.

Theo anh Thọ, nhìn thấy cảnh chen lấn này, sợ bị trượt khỏi danh sách nên một số người đã bỏ ra 70.000 đồng, thậm chí có chị mua lại tích kê của cò mồi tới 200.000 đồng nhưng đều không có tác dụng. Tại hiện trường, cứ mạnh ai nấy chen nên cả 2 điểm đăng ký đều đông đặc người và ồn ào như ong vỡ tổ.

Được biết do số người Nghệ An đăng ký quá lớn nên Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An đã đề nghị Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) tăng thêm cho Nghệ An 2.000 suất đăng ký nữa nâng tổng số hồ sơ lên 6.000 hồ sơ và kéo dài thời gian tiếp nhận đến ngày 16/11/2011.

Nhiều người lao động phản ánh với chúng tôi: Theo quy định lệ phí nộp để tham dự kiểm tra chỉ mất 510.000 đồng, nhưng không hiểu sao tại Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An lại đồng loạt thu 560.000 đồng/người. Còn giới cò thì lại rỉ tai họ rằng cứ đưa cho chúng 700 nghìn đồng thì sẽ khỏi phải đăng ký cũng được ghi danh và nhận phiếu bình thường. Một số kẻ còn cam đoan là chỉ cần nộp cho chúng 30 triệu đồng thì họ sẽ giúp người ghi danh thi đạt 300/300 điểm của cuộc sát hạch sắp tới. Thế nhưng, những người đến ghi danh lần này phần lớn đều là con em nông dân các huyện nên không ai dám liều mình nộp tiền cho bọn cò.

Chuyện đăng ký dự thi tiếng Hàn Quốc trong mấy ngày qua tại TP Vinh đã tạo cơ hội cho hàng chục hộ dân quanh đó tổ chức trông giữ xe máy với giá “cắt cổ” 10.000 đồng xe/lượt. Xe máy tràn cả ra lòng đường Phong Định Cảng khiến lực lượng CSGT và CS trật tự phải vào cuộc để dẹp đường cho các phương tiện giao thông qua lại.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm