| Hotline: 0983.970.780

Hàng Việt về Đầm Dơi

Thứ Năm 01/03/2012 , 10:17 (GMT+7)

Phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” vừa khép lại tại chợ huyện Đầm Dơi (Cà Mau), là cuộc kiểm nghiệm thị trường tiêu dùng đầy bất ngờ.

Bán hàng Việt tại phiên chợ Đầm Dơi
Phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” vừa khép lại tại chợ huyện Đầm Dơi (Cà Mau), là cuộc kiểm nghiệm thị trường tiêu dùng đầy bất ngờ.

Người đến chợ mỗi đêm đông như trẩy hội, không chỗ chen chân. Dân quanh huyện một lúc được lợi cả hai: Vừa đi chợ mua hàng, vừa xem biểu diễn văn nghệ “Cây nhà, lá vườn” của nhà văn hóa huyện. Nhưng vui hơn hết là ở một huyện có thế mạnh đánh bắt hải sản và thu nhập phần đông nông dân là nuôi trồng thủy sản tôm, cua bán được giá cao. Sinh khí tiêu dùng đông vui tựa như chợ tết.

Đây là phiên chợ đầu tiên sau Tết Nhâm Thìn 2012 có 41 DN đồng hành về vùng Đất Mũi xa xôi. Phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ DN (BSA) - phối hợp cùng Sở Công Thương Cà Mau và UBND huyện Đầm Dơi tổ chức. Đây là phiên chợ thứ 77 của chuỗi phiên chợ Hàng Việt về nông thôn và là lần thứ 4 tổ chức tại Cà Mau, nhằm hỗ trợ DN phát triển thị trường và ủng hộ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Các DN từng tham gia phiên chợ bày tỏ lòng nhiệt thành trong cách tiếp cận đưa hàng về bán hàng trực tiếp để khai thác thị trường nông thôn.

Ban tổ chức phiên chợ cho biết, bất ngờ hơn hết là phiên chợ thu hút 21.614 lượt người  tham quan, mua sắm với tổng doanh thu các DN bán hàng đạt 1 tỷ 686 triệu đồng. Cùng với các hoạt động hỗ trợ tiểu thương tại địa phương, chuyên gia thị trường huấn luyện kỹ năng bán lẻ 62 tiểu thương tại chợ Đầm Dơi; chuyên gia Công ty VEMEDIM VN trực tiếp trao đổi với nông dân về kỹ thuật, cách phát triển thủy sản hiệu quả bền vững. Bên cạnh đó phiên chợ tạo điều kiện cho các DN tiếp xúc với các tiểu thương, các nhà bán lẻ để tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại địa phương. Từ đó đưa ra chính sách phân bổ hàng hóa hợp lý.

Trong khi đó nằm trong thành phần chủ lực của các DN, ông Huỳnh Kim Dũng, Trưởng phòng Maketing Công ty HappyCook chuyên sản xuất kinh doanh dụng cụ gia dụng bằng kim loại – cho biết: DN vừa quay lại tham gia theo phiên chợ là nhằm củng cố, khẳng định thương hiệu ở phân khúc thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, hàng Việt về nông thôn sẽ là một hình thức rất tốt nhằm giảm chi phí quảng bá. Lần đầu tiên HappyCook tham gia phiên chợ tại Đầm Dơi đưa ra những sản phẩm phù hợp nhu cầu với giá tốt nhất, ngoài ra còn có những chương trình khuyến mãi cho bà con nông dân.

Từ TP Cà Mau về tới huyện Đầm Dơi khoảng 30 km. Mấy năm gần đây, không còn phụ thuộc vào tàu thuyền đưa hàng theo đường thủy, tuyến đường bộ xe mô tô, ô tô tải hàng ngày ra ra vào vận chuyển hàng hóa tiện ích và nhanh hơn nhiều. Có lẽ, cách trở duy nhất còn mất thời gian vì cách trở sông Gành Hào phải trông nhờ vào hai chiếc phà đưa đón.

Đến 21 giờ đêm, bến phà Đầm Dơi vẫn còn đông người xe chờ phà. Anh Tươi – dân thương lái mua bán hàng thủy sản tươi sống, vừa đóng xong hai thùng hàng cua biển gạch son loại I chờ qua phà đưa về Cà Mau, nói: "Dân Đầm Dơi nhờ nuôi thêm cua biển, cua ít bệnh nên thu lợi khá, nhất là từ mấy tháng trước tết giá cua lên đỉnh, hơn 500.000 đồng/kg. Hiện nay giá cua loại I bán tại ao 270.000 đồng/kg, đưa ra Cà Mau bán 300.000 đồng/kg. Nhờ đó dân bán tôm, cua có tiền nên chợ búa mua sắm sung túc. Hàng Việt về nông thôn lúc này là đúng dịp. Hơn nữa trong mắt người tiêu dùng hàng Việt đang nâng chất lượng. Nhiều người thấy tốt giá phù hợp là mua chớ không phải lúc nào cũng chọn mua hàng giá rẻ.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm