| Hotline: 0983.970.780

Hành khách chuyến bay VN1266: "Tôi đã nghĩ máy bay rơi"

Thứ Tư 17/12/2014 , 12:43 (GMT+7)

Máy bay cùng toàn bộ 135 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài lúc 19h15. 

"Máy bay tròng trành, mọi người hét lên, mặt nạ dưỡng khí bung ra. Còn tôi đã nghĩ đến tình huống máy bay rơi xuống biển", bà Trần Thị Thu - như vừa hoàn hồn nhớ lại giây phút máy bay gặp sự cố trên không.
 
Chuyến bay cuối cùng từ Nội Bài đáp xuống sân bay Vinh (Nghệ An) vào khuya 16/12, nhiều người nhớn nhác chạy tìm thân nhân của mình là hành khách chuyến bay VN1266 vừa gặp sự cố phải chuyển hướng. Vừa vội vã ra xe về nhà, anh Nguyễn Như Bích (47 tuổi, trú huyện Đô Lương, Nghệ An) vừa kể lại thời khắc chiếc máy bay rơi vào tình trạng báo động trên không trung, ít giờ trước đó.

Khoảng 17h chiều, vợ chồng anh cùng nhiều hành khách lên chuyến bay từ TP HCM ra Vinh. Màn hình thông tin hiển thị đã qua Huế, chuẩn bị đến Vinh thì bỗng máy bay lượn nhào xuống. Cùng với đó là tiếng động và một loạt mặt mạ khí bung ra. Mọi người nháo nhác, hoảng loạn. Liền đó, phi hành đoàn thông báo máy bay gặp sự cố áp suất phải hạ độ cao. Trong ít phút may bay ổn định trở lại, các tiếp viên đi đến giúp mọi người đeo mặt nạ dưỡng khí. "Tôi cùng vợ ngồi ở hàng ghế 29, hai tai ù đi và đau nhẹ. Vợ tôi nhào lên phía trước hét 'em sợ quá'", anh Bích hồi tưởng.

anhbich1.jpg
Anh Nguyễn Như Bích cảm thấy ù và đau tai, còn vợ anh hét lên khi sự cố xảy ra. Ảnh: Đức Hùng.

Chung cảm giác sợ hãi là bà Trần Thị Thu (48 tuổi, trú huyện Diễn Châu, Nghệ An). "Tôi thấy máy bay tròng trành liệng, mọi người bị hẫng hét lên, ai cũng nôn nao. Phi hành đoàn thông báo máy bay không thể hạ cánh ở Vinh mà phải ra Hà Nội. Trên máy bay lúc ấy có nhiều trẻ em, chúng khóc thét, một số phụ nữ thì chảy nước mắt. Còn tôi đã nghĩ đến tình huống máy bay rơi xuống biển như một số vụ ở nước ngoài", bà Thu nhớ lại.

Bình tĩnh hơn bà Thu và mọi người, anh Trần Văn Danh (24 tuổi) và ông Trần Văn Tường (51 tuổi, cùng trú huyện Thanh Chương, Nghệ An) động viên những người xung quanh. "Chúng tôi thấy túi oxy bung ra. Xung quanh một số phụ nữ bắt đầu khóc. Các tiếp viên đến giúp hành khách đeo mặt nạ dưỡng khí, trấn an rằng đó chỉ là sự cố áp suất. Tôi cũng bảo những người xung quanh nên bình tĩnh, tránh xúc động dẫn tới hoảng loạn", anh Danh kể.

Trên chặng bay từ Hà Nội về Vinh, nỗi lo lắng vẫn ám ảnh bà Thu. "Lúc bay về cũng sợ, nhưng không lo bằng ban đầu. Hành khách cảm giác tự tin hơn, thì thầm với nhau rằng có ai đó đang che chở cho mình", bà Thu chia sẻ. Chỉ khi bước xuống sân bay Vinh, bà mới thở phào nhẹ nhõm.

bathu.jpg
Bà Trần Thị Thu đã nghĩ tới tình huống xấu - máy bay có thể rơi. Ảnh: Đ​ức Hùng.

Theo dõi tin tức trên báo chí, thân nhân hành khách cũng đứng ngồi không yên. Ông Nguyễn Hữu Thảo (52 tuổi) từ Nam Đàn vội bắt xe đến sân bay Vinh để ngóng tin chị gái. "Mắt tôi luôn nhìn lên bầu trời, tay bấm điện thoại liên hồi để cập nhật thông tin báo đài. Khi mọi người đáp xuống sân bay Nội Bài an toàn, chuẩn bị bay lại về Vinh, lòng tôi mới nhẹ nhõm", ông Thảo kể.

Chờ ròng rã gần 4 tiếng, nghe loa thông báo máy bay hạ cánh xuống sân bay Vinh, ông Thảo dùng hết sức lực chạy ra cửa đón khách. "Thấy chị an toàn, tôi mới an tâm, chứ thú thật lúc chờ đợi trong ruột tôi cồn cào, bất an", ông Thảo vừa nói vừa xách hành lý cho chị gái ra xe taxi.

Một nhân viên an ninh sân bay Vinh cho hay, từ lúc nhận thông báo chuyến bay VN1266 gặp sự cố, lãnh đạo sân bay Vinh đã chuẩn bị phương án để ứng phó. "Chúng tôi được yêu cầu tập trung cao độ. Ngoài sảnh, rất đông người nhà hành khách tập trung, vẻ mặt lo lắng, bồn chồn đi lại", nhân viên an ninh nói.

Thông cáo của Vietnam Airlines phát đi lúc 21h40 cho biết, chuyến bay của hãng mang số hiệu VN1266 xuất phát lúc 17h12 từ TP HCM đi Vinh. Khi đến gần sân bay Vinh gặp trục trặc kỹ thuật, áp suất trong khoang giảm đột ngột, máy bay phải hạ độ cao khẩn cấp từ 11.000 m xuống 4.000 m, mặt nạ dưỡng khí bung ra để trợ giúp hành khách và phi hành đoàn. Tổ bay xin hạ cánh khẩn cấp tại Nội Bài để có điều kiện trợ giúp tốt nhất.

Máy bay cùng toàn bộ 135 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài lúc 19h15. Nguyên nhân sự việc đang được các cơ quan chức năng điều tra.

 

(VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm