| Hotline: 0983.970.780

Hạnh phúc của cựu tù Phú Quốc

Thứ Năm 30/04/2020 , 06:20 (GMT+7)

Bị thương và bị bắt trong trận chiến đấu, chúng đưa ông hết nhà tù này đến nhà tù khác. Nhưng người lính cụ Hồ vẫn vững vàng và đi đến bến bờ hạnh phúc.

Vợ chồng ông Nguyễn Bá Huỳnh trước ngôi nhà của mình. Ảnh: Q.Diệu.

Vợ chồng ông Nguyễn Bá Huỳnh trước ngôi nhà của mình. Ảnh: Q.Diệu.

Gia đình nhận được giấy báo tử ông hi sinh năm 1965 tại mặt trận. Nhưng người lính ấy chỉ bị địch bắt tù đày đã trở về…

Ký ức chiến tranh…

Sau hai năm hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tháng 5/1963, chàng trai Trần Bá Huỳnh (xã Mai Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình) xin tình nguyện ở lại huấn luyện chuyên sâu để vào Nam chiến đấu.

Cuối tháng 8/1963, đơn vị anh nhận lệnh hành quân vào Nam và hoạt động ở chiến trường Trị Thiên - Huế. Cuối năm đó, Phân khu Trị Thiên lựa chọn 20 cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị thành lập bộ khung đại đội mang phiên hiệu C14, anh được biên chế về đó.

“Tôi vẫn nhớ như in ngày đầu tiên ôm súng AK đánh vào căn cứ địch”, ánh mắt cựu binh (bây giờ đã là ông Trần Bá Huỳnh) sáng lên khi nhớ về ký ức trận mạc.  Đơn vị C14 của ông với những trận đánh đồn, chống càn ở Thanh Tân, Khe Tre, Nam Đông… Trong trận đánh cuối, ông Huỳnh cùng hai đồng đội bị thương nặng phải đưa về hậu phương chữa trị.

“Đêm 7/7/1965, là mốc thời gian khó quên trong cuộc đời tôi”, ông Huỳnh tiếp tục dòng hồi ức. “Lúc đó, tôi là Tiểu đội phó. Tiểu đội tôi cùng bộ đội huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế), thọc sâu chiếm quận Hương Thủy. Hôm sau, địch tràn lên phản công hòng đẩy bật quân giải phóng để đẩy vào thế bị vây hãm. 

“Tiểu đội tôi được lệnh bằng bất cứ giá nào cũng phải mở đường máu cho anh em rút lui an toàn”- ông Huỳnh nhớ lại. Khi những đồng đội cuối cùng rút ra được vòng vây lửa đạn của kẻ thù, tiểu đội của ông Huỳnh vẫn anh dũng đánh chặn. Bằng những nhịp AK đanh thép, chính xác và tiếng nổ của thủ pháo khiến kẻ địch chững lại.

 “Khi tiểu đội tôi quyết đánh mở đường máu rút lui thì bị đạn phóng lựu chúng bắn đến. 3 đồng đội hi sinh, tôi bị thương ở vùng mặt, ngực. Thấy chúng tôi lặng tiếng súng, một toán địch tiến đến.

Tôi đợi chúng đến gần rồi rút chốt quả lựu đạn cuối cùng để chặn chúng. Lựu đạn không nổ, bọn giặc bắt được tôi, chúng trói lại dùng thuyền máy chở về quận Nam Hòa”, ông Huỳnh kể tiếp…

Thường ngày ông Huỳnh vẫn làm việc vừa chơi với cháu trong niềm hạnh phúc bình dị. Ảnh: N.Thanh.

Thường ngày ông Huỳnh vẫn làm việc vừa chơi với cháu trong niềm hạnh phúc bình dị. Ảnh: N.Thanh.

Bản lĩnh người lính Cụ Hồ

Ngay trong đêm đó, bọn địch tra tấn ông để khai thác về đơn vị. Giữa những trạn đòn thù, ông chỉ biết cắn chặt răng để khỏi bật lên tiếng hét.

“Đêm đó, bọn địch đánh đập tôi, quay điện, đổ nước xà phòng... tìm mọi cách bắt tôi khai. Đau quá, tôi quyết định cắn lưỡi tự sát. Chúng phát hiện ra, dùng một que gỗ buộc ngang giữa hai hàm răng, đề phòng tôi cắn lưỡi thêm lần nữa”, ông Huỳnh nhớ lại.

Không thể khai thác được gì, địch chuyển ông từ quận lỵ Nam Hòa, đến trại giam Mang Cá (Huế). Một tháng sau chúng đưa vào Đà Nẵng rồi vào Sài Gòn và đưa xuống xà lim Ky Me. Gần tám tháng ở đó, luôn phải đối mặt với những trận tra tấn cực hình, dã man khiến ông nhiều lần chết đi, sống lại…

Có khi, vừa quá nửa đêm, chúng dựng ông dậy, bày đồ tra tấn kêu loảng xoảng. Một lính cai ngục hung tợn cứ cầm máy quay điện, kìm nhổ răng, búa, dùi cui, roi cá đuối, dây thừng treo... nhứ nhứ trước mặt ông rồi hầm hè: “Mày ưa loại nào? Mày muốn đi tàu ngầm, máy bay không xăng, hay tàu điện”.

Ông không trả lời, chỉ nhìn quắc mắt mặc chúng muốn làm gì thì làm. Thế là chúng quay điện, khi ông ngất đi, chúng lấy nước tạt vào mặt cho tỉnh lại. Sau cùng, chúng treo ông lên nóc nhà, vừa treo vừa đánh tới tấp cho đến khi ông chết ngất…

Từ Sài Gòn, địch tiếp tục chuyển ông về trại Biên Hòa. Tại đây, ông bắt liên lạc được với chi bộ Đảng trong nhà tù, tham gia đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, cải thiện chế độ sinh hoạt cho tù nhân.

Qua năm 1967, chúng đưa ông và nhiều cán bộ chiến sỹ bị bắt qua nhiều nhà giam ra đảo Phú Quốc.

Lúc đó, nhà tù Phú Quốc được xem như “địa ngục trần gian”, kẻ thù đối xử với tù nhân rất tàn bạo. Chuồng cọp, biệt giam, tra tấn, phạt vạ, lao động khổ sai... chẳng thể lay chuyển ý chí của những người tù cộng sản kiên trung.

Câu chuyện tàn bạo của nhà tù Phú Quốc được ông Huỳnh kể: “Tôi nhớ có trường hợp đồng chí Kiều và đồng chí Thuận cùng quê nên thường xuyên ở bên nhau. Lính ngục bắt gặp nghi bàn bạc việc gì đó nên bắt cả hai đánh đập tàn nhẫn và nhốt vào chuồng cọp.

Đồng chí Thuận bị đánh đến liệt người, chúng lấy đinh đóng vào ống chân lồi cả tủy ra, lấy nước sôi đổ vào người, chịu không nổi đã chết tại chuồng cọp”.

Ra trại giam Phú Quốc một thời gian, ông Huỳnh gặp một số đồng chí cùng quê Quảng Bình. “Chúng tôi gặp anh em đồng chí, đồng hương, luôn động viên nhau giữ vững truyền thống cách mạng, người lính Cụ Hồ, tin tưởng vào thắng lợi”, ông Huỳnh kể tiếp.

Ông Huỳnh ra vườn hái mít đưa vào mời khách. Ảnh: Q.Diệu.

Ông Huỳnh ra vườn hái mít đưa vào mời khách. Ảnh: Q.Diệu.

Hạnh phúc giữa đời thường

Khi hiệp định Paris ký kết, tháng 2/1973, những tù nhân chính trị tại nhà tù Phú Quốc được trao trả. Từ Phú Quốc, máy bay chở mọi người đến sân bay Huế, sau đó ô tô chở về sông Thạch Hãn (Quảng Trị).

Điều độc đáo của bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam” mà ai cũng có thể nhận ra, đó là cuộc sống đa dạng của các tác giả. Có người là chiến sĩ công binh, có người là chiến sĩ đặc công, có người là chiến sĩ phòng không, có người là cán bộ khoa giáo chi viện cho chiến trường miền Nam… “Nhật ký Hoàng Công Sơn thì đại diện cho binh chủng Đặc công; nhật ký Tây tiến viễn chinh đại diện cho thế hệ các chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia thập niên 80…

Sau hai ngày lưu lại tại Quảng Trị để ổn định sức khỏe, những người tù vừa được trao trả lên ô tô hành quân ra Bắc an dưỡng. Xe đến phà Gianh (Quảng Bình), mọi người xuống nghỉ ngơi đợi phà.

Ông Trần Bá Huỳnh cảm xúc dâng trào. Chỉ ngược dòng Gianh lên một quãng thôi, đó là quê ông. Nơi đó ông có mẹ già, vợ hiền, con ngoan chắc ngóng tin ông từng ngày. Từ lúc ông vào chiến trường đến nay đã gần 10 năm trời đằng đẵng…

Bất ngờ, ông  gặp một người bạn tên Nẻo cùng trang lứa với mình. Vừa ôm nhau được một lúc thì phà rời bến, ông chỉ kịp nghe bạn nói: “Xã đã tổ chức lễ truy điệu rồi sau khi có giấy báo tử mẹ và con gái cậu cũng mất rồi. Vợ sau đó đã đi bước nữa”.

Ông nắm chặt hai tay, người run lên từng cơn, răng nghiến chặt để qua đi cơn choáng váng. Về đoàn an dưỡng ở tỉnh Quảng Ninh ông cũng lặng lẽ chịu đựng nỗi đau mất mát.

Đồng chí, đồng đội biết chuyện, ai cũng xót xa, cảm thông, chia sẻ cùng, giúp ông dần dần ổn định…

Một ngày nắng nhẹ giữa tháng 5/1973, trên con đường đất đỏ dẫn vào thôn Đồng Thuận xuất hiện một người lính giải phóng trong bộ quân phục còn nguyên nếp. Đó chính là ông Trần Bá Huỳnh, người cựu tù đảo Phú Quốc, “liệt sỹ” đã báo tử.

Ông trở về quê hương trong sự ngỡ ngàng tột đỉnh của bà con lối xóm. Đến cũng gần nhà ông sững người khi thấy mẹ hấp tấp từ trong căn nhà lá bước ra. “Mẹ còn sống…”- ông hét to và chạy ào đến ôm chầm lấy mẹ đang khụy  xuống, lã đi trong niềm vui sướng tột cùng. Hóa ra, thông tin bạn nói ở phà Gianh chỉ đúng được phần nào.

Ba tháng về phép, lợp lại cho mẹ cái mái nhà, thăm hỏi họ hàng, bà con lối xóm. Hết phép, ông Huỳnh quay lại đơn vị, tham gia làm đường chiến lược tại khu vực biên giới Việt - Trung. Tháng 7/1975, ông Huỳnh phục viên trở về địa phương.

Sau này, ông Huỳnh kết hôn với bà Cao Thị Nghèng, người xã Châu Hóa bên kia sông Gianh. Họ có với nhau bốn người con, giờ đều đã trưởng thành.

Ông cười vui lắm. Lại đứng lên nhanh nhẹn đi ra vườn. Đến bên cây mít nhà sai quả, ông cắt một quả vừa chín tới mang vào đãi khách. Mùi mít thơm dịu ngọt lan tỏa trong căn nhà đầy ắp hạnh phúc của ông.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm